Thường trực Ban Bí thư: Phải nâng cao chất lượng, tiến độ công tác giám định, định giá tài sản trong các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực
TCCS - Ngày 18-1-2022, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) tổ chức Hội nghị về công tác giám định, định giá tài sản trong các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chủ trì hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Phan Đình Trạc cho biết, giám định và định giá tài sản trong tố tụng hình sự là một trong những hoạt động để làm rõ có tội hay không có tội, thậm chí là tội gì. Ban Chỉ đạo Trung ương ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đang trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 47 vụ án, 46 vụ việc, trong đó có nhiều vụ án, vụ việc phải trưng cầu giám định, yêu cầu định giá. Hiện nay, còn 40 quyết định trưng cầu giám định, yêu cầu định giá thực hiện chậm tiến độ, có khó khăn, vướng mắc. Những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định, định giá tài sản đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc. Nhiều vụ án, vụ việc hết thời hạn điều tra nhưng chưa có kết quả giám định, định giá, nên phải tạm đình chỉ xác minh vụ việc, tạm đình chỉ điều tra vụ án (hiện có 1 vụ án, 12 vụ việc phải tạm đình chỉ do hết thời hạn nhưng chưa có kết luận giám định, định giá).
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận, làm rõ những kết quả đạt được; chỉ rõ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong công tác giám định, định giá tài; xác định đúng trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương, cơ quan, từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp xử lý dứt điểm tình trạng này. Nhấn mạnh công tác giám định, trưng cầu còn chậm, một số kết luận chưa đạt chất lượng, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đánh giá nguyên nhân từ hai phía, do bên yêu cầu giám định, định giá đưa ra nội dung rộng hoặc chưa rõ, thời gian gấp..., đồng thời cơ chế, chính sách pháp luật liên quan tới giám định, giám định còn chồng chéo, vướng mắc. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính phối hợp cùng các bộ, ngành, cơ quan rà soát các vướng mắc để đề xuất sửa đổi về mặt pháp luật, cố gắng xử lý trong năm trong 2022...
Phát biểu tại hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nêu rõ, thời gian qua, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giám định, định giá tài sản, nhất là đối với các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo, đã góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn một số vướng mắc, như việc kết luận giám định, định giá nói chung còn chậm, chưa đạt yêu cầu về tiến độ...
Một số cơ quan được trưng cầu còn chậm trễ trong việc phân công giám định viên, thành lập hội đồng định giá, phân công không đúng quy định pháp luật, thậm chí có biểu hiện e ngại, né tránh, đùn đẩy hoặc ra quyết định chung chung, không rõ đúng, sai. Trong một số vụ án, vụ việc, cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu chưa đúng chức năng chuyên môn của cơ quan được yêu cầu, nội dung trưng cầu, yêu cầu chưa rõ, không xác định rõ thời gian hoặc đặt mức thời gian không khả thi...; việc cung cấp tài liệu, hồ sơ liên quan chưa đầy đủ. Quy định của pháp luật liên quan tới vấn đề này trong tố tụng hình sự tuy có cố gắng những vẫn còn bất cập, chưa phù hợp...
Để thực hiện tốt hơn công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực thuộc diện theo dõi, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh việc phải nâng cao chất lượng, tiến độ công tác giám định, định giá. Việc lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, địa phương trong công tác giám định, định giá là thước đo trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đó trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", thì việc chậm trễ, né tránh, đùn đẩy, không làm hết trách nhiệm, không công tâm, khách quan, kể cả việc trưng cầu, yêu cầu không đúng, có tính đánh đố, không cung cấp hồ sơ vụ việc thẩm định... cần được xem là một biểu hiện vi phạm việc thực hiện chủ trương của Đảng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Đồng chí Võ Văn Thưởng đề nghị khẩn trương sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan tới công tác giám định, định giá trong tố tụng hình sự, không được lấy lý do vì sự bất cập đó nên làm chậm. Trong khi chưa hoàn thiện các văn bản, đồng chí nêu phải tính toán đến sự phối hợp của các cơ quan, cùng bàn bạc giải quyết, không để việc này trở thành rào cản nhưng không rõ trách nhiệm. Nhắc lại ý của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo, "phải nhốt quyền lực trong lồng cơ chế", phải đấu tranh chống tham nhũng trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, đồng chí Võ Văn Thưởng nhấn mạnh một trong những nội dung rất quan trọng hiện nay là vấn đề kiểm soát quyền lực.
Việc giám định, định giá cũng cần phải kiểm soát. Nếu giám định, định giá không đúng hoặc thẩm định đúng nhưng không được sử dụng một cách công tâm, khách quan... thì sẽ có nguy cơ dẫn đến oan sai. Nó không chỉ liên quan tới sinh mệnh chính trị của một cán bộ, đảng viên, liên quan tới quyền công dân của một con người, tới danh dự của một tổ chức, cơ quan, đơn vị, mà còn ảnh hưởng tới tính công minh của các cơ quan tham gia tố tụng, tính công lý của cả chế độ và niềm tin của nhân dân, nên cần phải có kiểm tra, giám sát chuyên đề về vấn đề này ở một số vụ việc, một số nơi.
Đồng thời Thường trực Ban Bí thư yêu cầu phải đầu tư nhân lực cho công tác giám định, định giá; giám định viên phải đủ phẩm chất và năng lực; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, trên cơ sở đề cao trách nhiệm của từng cơ quan trong công tác giám định, định giá. Trong đó, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm trong trưng cầu, yêu cầu giám định, định giá, nội dung yêu cầu phải rõ, thật sự cần thiết, xác định đúng địa chỉ trưng cầu, yêu cầu, thời gian phù hợp. Không trưng cầu, yêu cầu theo kiểu đánh đố; cung cấp đầy đủ, kịp thời hồ sơ để phục vụ cho công tác giám định, định giá. Khi đã trưng cầu, yêu cầu, thì phải phải tôn trọng kết quả của cơ quan chức năng có thẩm quyền chuyên môn sâu về trưng cầu, yêu cầu đó, không sử dụng cũng phải có trao đổi lại...
Cơ quan thực hiện giám định, định giá đề cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, không để chậm trễ; phân công cán bộ hợp lý và tạo điều kiện để cán bộ làm việc. Trong cơ chế phối hợp, Ban Nội chính Trung ương phải làm "trọng tài" về vấn đề này giúp cho Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và cần thiết đề xuất giám sát chuyên đề đối với một số nơi, một số cơ quan; Ban Cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo để hoàn thiện các vấn đề thể chế có liên quan.../.
Thùy Linh (tổng hợp)
Thực hiện đồng bộ giữa kiểm tra và giám sát, chú trọng những địa bàn, lĩnh vực dễ nảy sinh vi phạm  (12/01/2022)
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thường tham dự Hội nghị trực tuyến liên đảng quốc tế do Đảng Nước Nga Thống nhất chủ trì  (02/12/2021)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực  (19/11/2021)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc  (15/11/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển