Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính: Tổ chức giao thông, vận tải thống nhất trên toàn quốc, không cát cứ theo từng địa phương
TCCS - Ngày 9-10-2021, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì họp trực tuyến toàn quốc với 63 tỉnh, thành phố để đánh giá công tác phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua; bàn nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch, phục vụ phục hồi phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới.
Dự cuộc họp tại đầu cầu trụ sở Chính phủ có các thành viên Ban Chỉ đạo; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; các Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội; lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương. Dự họp tại các điểm cầu ở các địa phương có bí thư tỉnh ủy, thành ủy, chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và lãnh đạo các ngành, đơn vị liên quan.
Tại cuộc họp, lãnh đạo các tỉnh, thành phố, các thành viên Ban Chỉ đạo đã có nhiều ý kiến, nhìn lại công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong 2 tuần vừa qua; những kết quả, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân; dự báo tình hình thời gian tới; đề xuất các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, thực hiện thống nhất toàn quốc nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh để vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, các đại biểu đã bàn, xây dựng, hoàn thiện hướng dẫn tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh để thực hiện thống nhất trong toàn quốc; việc tổ chức đưa - đón người dân có nhu cầu về quê; các hoạt động bảo đảm an sinh xã hội; việc di chuyển của người dân giữa các địa phương; vấn đề an toàn giao thông, lưu thông hàng hóa; tạo việc làm và cung ứng nguồn lao động...
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, đến nay, tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Các địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội đã kiểm soát được tình hình. Đặc biệt, tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, số ca nhiễm mới và tử vong đã giảm rõ rệt.
Kết quả trên có được do nhiều nguyên nhân, trong đó chúng ta đã thực hiện tốt các biện pháp: Cách ly hẹp nhất, chặt nhất; xét nghiệm thần tốc, hợp lý, an toàn, hiệu quả; tiến hành điều trị từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở... Trong quá trình phòng, chống dịch, chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm hơn để ứng phó với dịch bệnh; đặc biệt có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, đoàn thể và được người dân, doanh nghiệp đồng tình, hưởng ứng…
Về nhiệm vụ, giải pháp trong tuần tới, thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục đổi mới tư duy, tổ chức thực hiện phù hợp với diễn biến của dịch bệnh và yêu cầu khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.
Trước mắt khẩn trương hoàn thiện, ban hành hướng dẫn tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; triển khai tổ chức thực hiện thống nhất toàn quốc; các địa phương có thể áp dụng linh hoạt, sáng tạo, song không trái với hướng dẫn chung; nếu có vướng mắc, chưa phù hợp thì phản ánh để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện.
Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các địa phương phối hợp với nhau tổ chức thật tốt việc đưa - đón người dân có nhu cầu về quê và đưa - đón người dân trở lại làm việc bảo đảm an toàn dịch bệnh, an sinh, an toàn giao thông, an ninh, trật tự.
Tiếp tục thực hiện thật tốt chiến lược vaccine, trong đó tập trung mọi biện pháp để nhập khẩu nhanh nhất, nhiều nhất vaccine để tổ chức tiêm cho người dân, bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả; thúc đẩy sản xuất vaccine trong nước bảo đảm an toàn, khách quan, trên cơ sở khoa học và quy định của pháp luật.
Tập trung khôi phục sản xuất trên tinh thần “sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất”. Trong đó tăng tính tự chủ, chủ động và tinh thần trách nhiệm của người lao động và doanh nghiệp.
Các bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức lưu thông, giao thông vận tải trên tinh thần chung là thống nhất trên toàn quốc, không cát cứ theo từng địa phương; thực hiện từng bước, theo lộ trình để bảo đảm an toàn, hiệu quả, kể cả đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không.
Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt an sinh xã hội, không để sót, lọt bất cứ người dân nào; phối hợp, hoàn thiện công nghệ trong phòng, chống dịch; có kế hoạch thông tin, tuyên truyền theo từng tuần, hằng tháng và đột xuất, trên tinh thần "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", tránh bị kẻ xấu lợi dụng, gây ảnh hưởng tới khối đại đoàn kết và ảnh hưởng tới công cuộc phòng, chống dịch; tiếp tục nghiên cứu, có lộ trình thực hiện hộ chiếu vaccine; tổ chức mở cửa trở lại các trường học tại những nơi bảo đảm an toàn; có các giải pháp bảo đảm ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội…
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng biểu dương và đề nghị các tiểu ban tiếp tục bám sát các nhiệm vụ để có các giải pháp kịp thời; các bộ, ngành, địa phương tăng cường phối hợp tổ chức thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh…/.
Trung Duy (tổng hợp)
Báo chí Thủ đô trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19  (09/10/2021)
Nỗ lực vượt khó trong công tác phòng, chống dịch bệnh của Hà Nội  (08/10/2021)
Hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho người lái xe taxi  (05/10/2021)
Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII  (05/10/2021)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển