Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Hiểu đúng nghĩa "pháo đài chống dịch" để không xảy ra "ngăn sông, cấm chợ"
TCCS - Ngày 11-10-2021, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp xúc cử tri huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi.
Theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, nói đến "xã, phường là pháo đài chống dịch" thực chất là khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của địa bàn cơ sở và đề cao vị trí quan trọng của đội ngũ cán bộ cơ sở trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Khái niệm "pháo đài" không phải để các địa phương biệt lập, ra các quyết định trái với quy định của Trung ương, của Thành phố để "ngăn sông, cấm chợ", ngăn cản lưu thông hàng hóa, dịch vụ và dịch chuyển lao động.
"Nếu chúng ta không thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Nếu không kiểm soát tốt việc này, mỗi nơi làm một kiểu, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, gây ách tắc lưu thông, đứt gãy cung ứng, không thể phục hồi kinh tế nhanh chóng. Tôi nhấn mạnh điều này để cả nước nói chung và địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng hiểu về thực chất "pháo đài chống dịch" là như thế nào, để tăng cường phối hợp với nhau, không để tình trạng "ngăn sông, cấm chợ" xảy ra", Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Tại các buổi tiếp xúc cử tri, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ, đồng cảm với sự hy sinh, mất mất, cả về tính mạng và tài sản của người dân Hóc Môn, Củ Chi, cũng như Thành phố Hồ Chí Minh trong đợt dịch vừa qua. Nhiều em bé mất cả cha lẫn mẹ, công nhân thất nghiệp, nhiều nhà máy đóng cửa, người dân rời thành phố về quê hương... Thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có những biện pháp kiên cường, liên tục trong phòng, chống dịch COVID-19; quá trình chống dịch được nhân dân đồng tình ủng hộ. Điều này thể hiện một chính quyền, cấp ủy rất lo cho dân, dù đôi khi vẫn có những tồn tại nhất định.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, với sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đưa ra biện pháp chuyển chiến lược phòng, chống dịch từ "Zero COVID" sang thích ứng, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả COVID-19. Đó là bước chuyển phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, với việc đã tiêm vaccine mũi 1 cho 97% dân số (trên 18 tuổi) và mũi 2 cho gần 70% dân số thì cần vừa áp dụng chiến lược tiêm vaccine với biện pháp 5K; vừa phòng, chống dịch hiệu quả; vừa khôi phục, thúc đẩy kinh tế - xã hội.
Tiếp xúc cử tri tại huyện Củ Chi, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của chính quyền và nhân dân huyện Củ Chi trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Củ Chi là một trong hai địa phương của thành phố sớm đạt tiêu chí vùng xanh, kiểm soát được dịch bệnh là một thành tích đáng trân trọng, thể hiện truyền thống cách mạng quý báu của vùng "đất thép thành đồng". Kết quả đó là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, ý thức trách nhiệm, tinh thần đoàn kết đồng lòng của nhân dân trong công tác phòng, chống dịch và xây dựng, phát triển quê hương.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, huyện Củ Chi hiện đã là "vùng xanh", cần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tốt hơn, nỗ lực hỗ trợ người dân và doanh nghiệp; cải cách thủ tục hành chính tốt hơn nữa, tiếp tục hoàn chỉnh hạ tầng, đào tạo người lao động để phát triển cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Thay vì sản xuất nông nghiệp thông thường, huyện Củ Chi cần phấn đấu là trung tâm tạo ra giống cây, giống con dựa trên thành tựu khoa học - công nghệ. Đi liền với đó, cần tiếp tục phục hồi sản xuất cho hợp tác xã, hộ nông dân, hộ sản xuất khác…
Tại huyện Hóc Môn, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, là cửa ngõ ra vào, giao thương của Thành phố với địa phương lân cận, Hóc Môn luôn tiềm ẩn nguy cơ lây lan, bùng phát dịch nên phải thích ứng an toàn với tình hình COVID-19, đề cao cảnh giác, không được chủ quan, bởi nguy cơ tái bùng phát trở lại rất cao. Địa phương phải nhanh chóng phát hiện và khoanh vùng diện hẹp, xử lý nhanh vùng dịch để tránh lây trong cộng đồng.
Đối với vấn đề an sinh xã hội, Chủ tịch nước lưu ý cần tiếp tục rà soát, nắm bắt kịp thời, không để người dân nào thiếu lương thực, thực phẩm cần thiết. Cấp ủy, chính quyền các cấp phải sát dân hơn nữa, nắm tình hình người dân tốt hơn nữa để hỗ trợ kịp thời cho người dân, đặc biệt là người neo đơn, người già, gia đình chính sách, lao động không có việc làm… Ngoài ra, việc giữ chân người lao động là rất quan trọng, tránh xáo trộn thị trường lao động, không để chuỗi lao động bị đứt gãy, không phục hồi được sản xuất.
Số lượng người nhập cư ở Hóc Môn rất lớn, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lưu ý đây là nguồn lực để phát triển, cần động viên bà con trong phòng, chống dịch và giữ chân để bà con yên tâm ở lại, có điều kiện tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó, với từng địa bàn, Hóc Môn phải có phương án phục hồi từng doanh nghiệp, từng hợp tác xã, giải quyết việc làm, an sinh xã hội; rà soát lại những gì thuộc thẩm quyền của mình để xử lý, cái nào thuộc thẩm quyền của cấp trên thì kiến nghị giải quyết; nắm kỹ tình hình, sát dân, sát cơ sở, kể cả xây dựng thể chế pháp luật, đưa ra các chủ trương, biện pháp mạnh mạnh để phục vụ nhân dân, đưa đất nước tiến lên.
Về ý kiến đề nghị tiêm vaccine cho trẻ em dưới 18 tuổi của cử tri huyện Hóc Môn và Củ Chi, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, đây là vấn đề Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Hiện Bộ Y tế và Hội đồng chuyên môn về vaccine đã đưa ra khuyến cáo, phấn đấu tiêm vaccine cho trẻ từ 12-18 tuổi dự kiến trong tháng 10, tháng 11-2021. Pfizer đã cam kết cung ứng 20 triệu liều vaccine cho Việt Nam để tiêm cho trẻ em và nếu vaccine về sớm, cuối tháng 10-2021 có thể tiêm vaccine cho trẻ, đẩy quá trình để trẻ em sớm được đến trường.
Cũng tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri huyện Củ Chi, Hóc Môn cũng kiến nghị về các chính sách hỗ trợ tài chính, vay vốn, giãn nợ, hoãn thu thuế cho doanh nghiệp… để phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh; có chính sách giảm thuế cho các mặt hàng thiết yếu; miễn giảm học phí cho các cấp; chính sách thu hút cán bộ ngành y về cơ sở công tác; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; xây nhà ở xã hội, nhà giá rẻ, nơi lưu trú cho công nhân.
Cử tri cũng nêu vấn đề, trong thời gian qua, một số cá nhân vận động từ thiện, thậm chí lên đến hàng trăm tỷ đồng vào tài khoản của mình, trực tiếp đi phát. Đây là lỗ hổng pháp luật. Hiện chúng ta có 4 nghị định hướng dẫn việc làm từ thiện, nhưng lại không hướng dẫn những người làm từ thiện phân phối một cách có tổ chức. Cử tri đề nghị cần sớm ban hành luật về lập quỹ từ thiện và cần làm nhanh để những người thành lập quỹ thực hiện đúng mục đích./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri thành phố Hà Nội trước Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV  (09/10/2021)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh  (02/10/2021)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự khai mạc phiên thảo luận chung cấp cao khóa họp thứ 76 Đại hội đồng Liên hợp quốc và gặp gỡ lãnh đạo cấp cao các nước  (22/09/2021)
Tuyên bố chung Việt Nam - Cuba  (20/09/2021)
Việt Nam - Cuba tăng cường hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực  (20/09/2021)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay