Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh
TCCS - Ngày 26-6-2021, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác Chính phủ đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Kiểm tra công tác tổ chức cách ly tại khu cách ly thuộc ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lưu ý, Thành phố cần chăm lo đời sống cho người dân trong khu cách ly, trong đó có vấn đề chăm lo đời sống tinh thần, giải trí, không để người dân vì bức bách, bức xúc mà tìm cách ra ngoài khu cách ly, gây nguy cơ lây chéo trong cộng đồng.
“Hiện nay “chìa khóa” trong các khu cách ly là test nhanh và công nghệ thông tin. Nếu test chậm 1 giờ, 1 ngày thì vấn đề sẽ khác. Trong tình hình này không bị động nhập khẩu các test với nhiều thủ tục mà phải chủ động. Mặt khác, Thành phố Hồ Chí Minh cần lưu ý công tác cách ly, tránh tình trạng như tỉnh Bắc Giang cách ly 4 người trong một phòng, khi 1 người bị nhiễm sẽ lây cho những người còn lại, dẫn tới không kiểm soát được. Trước mắt, các bộ, ngành ưu tiên cung cấp mẫu test nhanh cho Thành phố Hồ Chí Minh, dùng máy bay vận chuyển ngay vào cho Thành phố”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Cũng trong sáng ngày 26-6-2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19, thăm hỏi, động viên công nhân làm việc tại Công ty Nissei Electric Vietnam (ở Khu chế xuất Linh Trung 1, thành phố Thủ Đức) và làm việc với Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen (tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh ), một trong bốn đơn vị sản xuất vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam.
Tại Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen, Thủ tướng hoan nghênh công ty đã chủ động nghiên cứu sản xuất vaccine COVID-19 để chăm sóc sức khỏe người dân. Thủ tướng lưu ý, công ty cần phải làm rõ một số vấn đề về công nghệ áp dụng, nguyên liệu đầu vào, so sánh chất lượng với các loại vaccine khác cũng như khả năng sản xuất và giá thành.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, hiện nay, Việt Nam đang có 3 kế hoạch chiến lược để có vaccine COVID-19, gồm đẩy nhanh việc mua vaccine, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine trong nước. Theo Thủ tướng, vaccine có tính chất quyết định, nếu nước nào tiêm được vaccine thì sẽ đưa cuộc sống trở lại bình thường. Nếu trong nước sản xuất được vaccine sẽ giảm giá thành vận chuyển và sẽ hoàn toàn chủ động.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng, chống COVID-19 nhưng cần tuân thủ quy trình chặt chẽ, an toàn, khoa học, hiệu quả để bảo vệ sức khỏe người dân. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phải tháo gỡ các quy trình thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp về các quy định, quy chế. Bộ Y tế nghiên cứu thành lập Tổ hành động hỗ trợ nghiên cứu chuyển giao và sản xuất vaccine phòng, chống COVID-19./.
Trung Duy (tổng hợp)
Bộ Chính trị cho ý kiến về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19  (25/06/2021)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điện đàm với Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới  (24/06/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm