Hội nghị lần thứ 2 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025
TCCS - Ngày 4-12-2020, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị lần thứ 2 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Cùng tham gia điều hành Hội nghị có các đồng chí: Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy; Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố; Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Nên cho biết, đây là Hội nghị chuyên đề mở rộng đầu tiên của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI. Hội nghị tập trung thảo luận và cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố năm 2020, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2021; chương trình hành động của Thành ủy thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố khoá XI; chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố… và một số vấn đề quan trọng khác.
Năm 2020 là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của đất nước nói chung và Thành phố nói riêng. Đặc biệt, Thành phố đã hoạch định 4 chương trình phát triển thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, với 49 chương trình, đề án thành phần, đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển của Thành phố. Tuy nhiên, tình hình dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của Thành phố trên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Nhưng, với sự quyết tâm, sự điều hành linh hoạt của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố và sự đồng tình ủng hộ chung tay góp sức của người dân, Thành phố đã đạt được một số kết quả nổi bật, đáng khích lệ như: Thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch, kiểm soát lây nhiễm ở mức thấp nhất; chủ động ban hành chính sách hỗ trợ cho công nhân bị mất việc, giáo viên và nhân viên của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập với kinh phí gần 3.000 tỷ đồng; tổ chức kêu gọi toàn dân chung tay chống dịch và trao tặng cho các đối tượng khó khăn trên địa bàn Thành phố hơn 130 tỷ đồng… Các cấp, các ngành đã thực hiện nghiêm kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách nhà nước, bám sát chủ đề “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị”…, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình công tác đã đề ra. Thành phố hoàn thành việc xây dựng 49/51 chương trình, đề án thành phần trong 3 chương trình đột phá, đổi mới quản lý và chương trình trọng điểm phát triển Thành phố. Đặc biệt, Thành phố đã trình Quốc hội thông qua đề án chính quyền đô thị và chuẩn bị báo cáo về việc thành lập Thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, đồng chí Bí thư Thành ủy cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố như: Chỉ đạt 2/5 chỉ tiêu kinh tế, 3/4 chỉ tiêu môi trường... Qua đó, đồng chí đề nghị Hội nghị cần nghiên cứu, bàn thảo, làm rõ kết quả đã đạt được, nguyên nhân, hạn chế còn tồn tại; đi sâu phân tích chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố với 7 nhóm giải pháp trọng tâm...
Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Lệ đã trình bày tờ trình của Ban Thường vụ Thành ủy về dự thảo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI, trong đó, đề cập đến bảy nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố. Đó là:
Thứ nhất, phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và tăng năng suất lao động. Tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển nhanh các ngành kinh tế chủ lực, mũi nhọn, có giá trị gia tăng cao. Ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhằm tăng năng suất lao động, tăng tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng GRDP. Phát huy vai trò của đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông Thành phố. Triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, phát triển kinh tế xanh. Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo thay cho năng lượng truyền thống. Tập trung quy hoạch, đầu tư phát triển các ngành dịch vụ tài chính ngân hành, du lịch thương mại, logistics,… Khuyến khích ứng dụng thương mại điện tử, phát triển các hình thức mua sắm hiện đại, thông minh. Phát triển du lịch kết hợp phát triển doanh nghiệp, văn hóa trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn. Triển khai chiến lược phát triển du lịch Thành phố giai đoạn 2020 - 2030. Hình thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc trưng và chủ lực của Thành phố, triển khai đồng bộ du lịch thông minh. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, tiếp tục phát triển bốn ngành công nghiệp trọng yếu. Xây dựng mới các khu công nghiệp phù hợp với các doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo…
Thứ hai, phát triển văn hóa - xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế làm nền tảng cho Thành phố phát triển bền vững. Tập trung triển khai các giải pháp xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, hình thành không gian văn hóa Hồ Chí Minh ở Thành phố mang tên Bác. Tập trung đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa tiêu biểu. Thực hiện đề án Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Tăng cường hoạt động văn hóa đối ngoại, ngoại giao để quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước, thành phố, con người Việt Nam và nhân dân Thành phố với cộng đồng quốc tế. Tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong 8 lĩnh vực ưu tiên: công nghệ thông tin - truyền thông, cơ khí tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, quản trị doanh nghiệp, tài chính ngân hàng, y tế, du lịch, quản lý đô thị…
Thứ ba, phát huy hiệu quả mọi nguồn lực, phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đẩy mạnh thiết kế đô thị toàn diện, đồng bộ khu trung tâm Thành phố, các khu đô thị mới và các khu đô thị hiện hữu, ổn định. Tiếp tục rà soát, cơ cấu lại quy hoạch sử dụng đất. Tập trung phát triển theo hướng đô thị xanh, văn minh, tiết tiệm năng lượng, thích ứng biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường. Triển khai thực hiện các chương trình bảo đảm vệ sinh môi trường, phát triển mảng xanh đô thị, năng lượng xanh, giao thông xanh tiến tới xây dựng hạ tầng xanh, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài nguyên môi trường. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và tăng cường sự giám sát của người dân trong công tác quản lý trật tự xây dựng…
Thứ tư, bảo đảm quốc phòng - an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Giữ vũng ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, môi trường hòa bình, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Thực hiện tốt chủ trương kết hợp giữa quốc phòng - an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng - an ninh, xây dựng Thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc, có thế trận và tiềm lực quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh. Xử lý có hiệu quả, nhanh, gọn, đúng pháp luật các nhân tố ảnh hưởng đến an ninh chính trị, không để phát sinh điểm nóng trên địa bàn Thành phố.
Thứ năm, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế. Tiếp tục triển khai hiệu quả, đồng bộ các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và đối ngoại nhân dân trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa. Thông tin đối ngoại trên tinh thần chủ động và sáng tạo, phù hợp với đặc điểm và tình hình thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của Thành phố. Phát huy tác dụng của không gian văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh trong hoạt động đối ngoại. Xác lập quan hệ hợp tác quốc tế có trọng tâm, trọng điểm trong các lĩnh vực…
Thứ sáu, đổi mới quản lý Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 54 của Quốc hội trong giai đoạn 2017 - 2022, nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố giai đoạn sau năm 2022. Xây dựng đề án tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh và đề án thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính với những giải pháp thiết thực, cụ thể. Lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả công tác cải cách hành chính…
Thứ bảy, tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, chính quyền, nâng cao chất lượng công tác dân vận, tăng cường gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, kiên quyết, kiên trì thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII. Thực hiện tốt quy định nêu gương của cán bộ đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp. Tổ chức, sắp xếp lại tổ chức đảng phù hợp với mô hình mới của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức dưới phường, xã, thị trấn…
Cũng tại Hội nghị, đồng chí Lê Thanh Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố đã trình bày tờ trình của Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân Thành phố về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội Thành phố năm 2020, nhiệm vụ giải pháp trọng tâm năm 2021. Đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trình bày hai tờ trình của Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về dự thảo Chương trình làm việc toàn khóa của Thành ủy khóa XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và dự thảo Chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa XI của Ban Thường vụ Thành ủy.
Theo kế hoạch, Hội nghị lần thứ 2 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI sẽ diễn tiếp tục thảo luận tại tổ các vấn đề nêu trên và bế mạc cùng ngày./.
Khởi nghĩa Nam Kỳ - ý chí quật cường và khát vọng giành độc lập của dân tộc Việt Nam  (23/11/2020)
Nam Bộ kháng chiến - ý chí bảo vệ độc lập, tự do và bài học lịch sử  (21/11/2020)
Hội nghị cán bộ toàn quốc tổng kết công tác tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025  (20/11/2020)
Thanh Hóa: Dấu ấn và bài học về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020  (05/11/2020)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam