Ngành tài chính theo dõi sát tình hình thế giới và trong nước để quyết liệt thực hiện mục tiêu kép: Vừa chống dịch, vừa phục hồi kinh tế
TCCS - Ngày 7-7-2020, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến “Sơ kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2020 của ngành Tài chính”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và chủ trì hội nghị.
Hội nghị trực tuyến tại 63 điểm cầu trên cả nước, với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đại diện các cơ quan tài chính tại địa phương.
Mục tiêu cân đối thu chi ngân sách chịu tác động mạnh của đại dịch Covid-19
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, trong 6 tháng đầu năm 2020, toàn ngành tài chính đã bám sát tình hình thực tiễn, chủ động đề xuất các giải pháp chính sách tài khoá, góp phần tích cực vào kết quả thực hiện “nhiệm vụ kép” - vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân và chuẩn bị điều kiện sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi và phát triển sau dịch.
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất trình cấp có thẩm quyền, quyết định các giải pháp về tài khóa để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó, Bộ Tài chính đã thực hiện gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất với tổng số tiền hơn 43 nghìn tỷ đồng; thực hiện miễn, giảm một số loại thuế, phí và lệ phí với giá trị dự kiến khoảng 20 nghìn tỷ đồng.
Tính đến hết tháng 6-2020, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 668,7 nghìn tỷ đồng, bằng 44,2% dự toán, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thu ngân sách trung ương ước đạt 41,8% dự toán (cùng kỳ năm 2019 đạt 51,7%); thu ngân sách địa phương đạt 47,4% dự toán (cùng kỳ năm 2019 đạt 54,6%).
Trong 16 địa phương trọng điểm thu có điều tiết về trung ương, chỉ có 5 trong số 16 địa phương đạt tiến độ thu nội địa trên 50% (Quảng Ninh, Bắc Ninh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu); 11 địa phương còn lại đạt dưới 50%, trong đó 8 địa phương đạt dưới 40% dự toán.
Mức tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt 1,81%, kim ngạch cả xuất và nhập khẩu đều giảm so với cùng kỳ, khả năng đạt được các mục tiêu tăng trưởng theo các kịch bản Chính phủ đã báo cáo Quốc hội là hết sức khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến cân đối thu - chi ngân sách nhà nước.
Chính sách tài khóa phải tháo gỡ khó khăn cho sản xuất
Phát biểu tại Hội nghị, đặt vấn đề ngành tài chính đóng góp như thế nào trong "cỗ xe tam mã: sản xuất, đầu tư, tiêu dùng xuất khẩu" của đất nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, cả nước trông chờ vào sự đổi mới mạnh mẽ, sự chỉ đạo đột phá trong tư duy phát triển ở chính sách tài khóa nói riêng, chính sách tài chính nói chung, thực sự tạo ra động lực to lớn cho nền kinh tế phục hồi phát triển, tận dụng tốt cơ hội khống chế sớm dịch bệnh.
Đặc biệt là trong bối cảnh sắp diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, nền kinh tế phải tăng trưởng, không để nền kinh tế bị đứt gẫy. Thủ tướng Chính phủ cũng bày tỏ vui mừng trước quyết tâm của ngành tài chính, các địa phương và tổng cục thuế không đề nghị điều chỉnh dự toán; không điều chỉnh chỉ tiêu ngân sách nhà nước trong năm nay hoặc chỉ điều chỉnh rất nhỏ.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận định, về bối cảnh chung, do suy thoái kinh tế, hầu hết các nước đều nới lỏng chính sách tài khóa và chưa có dấu hiệu dừng lại; nhiều nước thay đổi thể chế để phù hợp với dịch bệnh vì chuỗi cung ứng đứt gãy. Nằm trong khó khăn đó nhưng về tổng thể Việt Nam vẫn duy trì được nền tảng căn bản; vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh vừa phục hồi sản xuất. Do đó, từ tháng 6-2020, dấu hiệu phục hồi đã rất rõ nét.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Việt Nam quyết tâm thực hiện mục tiêu kép; không chỉ khống chế, kiểm soát dịch bệnh mà song hành với phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới. Đề cập đến những khó khăn, thách thức và yêu cầu với ngành tài chính, Thủ tướng Chính phủ thông tin về những dự báo sự suy thoái nặng nề trong năm nay về kinh tế toàn cầu, căng thăng thương mại tiếp tục gia tăng giữa các nước, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.
Cùng với đó, áp lực lạm phát còn hiện hữu, giá vàng biến động rất mạnh trong mấy ngày gần đây, khối các doanh nghiệp nhà nước, FDI, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khó khăn. Thu ngân sách trong 6 tháng đầu năm 2020 thấp hơn cùng kỳ, giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 33% so với kế hoạch, vốn ODA chỉ 10%; thậm chí có 10 bộ, ngành giải ngân thấp chỉ đạt 10%.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngành tài chính cần theo dõi sát tình hình thế giới và trong nước để quyết liệt thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phục hồi kinh tế. Song song với đó, ngành tài chính cần bảo đảm mục tiêu thu ngân sách, nguồn lực tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.
Nêu một số nhiệm vụ trọng tâm ngành tài chính cần tập trung triển khai, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ, không gian tài khóa còn dư địa lớn như nợ công ở mức 54% GDP; trong khi đó mặt bằng lãi suất còn cao nhưng tình hình kinh tế vĩ mô ổn định. Với những điều kiện đó, Bộ Tài chính có thể điều hành chính sách tiền tệ - tài khóa hài hòa.
Để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, ngành tài chính cần đổi mới về tư duy phát triển, hoạch định chính sách, chủ động hơn về vai trò chính chính sách tài khóa để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng.
Thủ tướng Chính phủ khẳng định, tài chính không chỉ là việc thu chi ngân sách mà còn là nuôi dưỡng nguồn thu, tạo động lực phục hồi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ngành tài chính cần ủng hộ những ngành mới, mô hình kinh doanh mới; nhất là công nghệ số.... Phương châm đặt ra là ngành tài chính phải chủ động góp thêm nhiều nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh… - đó là con đường tốt nhất để góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia vững mạnh - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói.
Về những nhiệm vụ trọng tâm của ngành tài chính trong 6 tháng cuối năm 2020, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu sớm trình cấp có thẩm quyền các cơ chế chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả để hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế; đề xuất cụ thể về gói kích thích tài khóa, các giải pháp tiếp tục hoãn, giảm, miễn thuế và huy động thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển để kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng để báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
Cùng với đó, ngành tài chính phải có phương án sử dụng vốn hiệu quả; đây là nhiệm vụ trọng tâm của ngành để hỗ trợ nền kinh tế, vượt qua khó khăn. Đi liền với đó là có tầm nhìn bao quát thị trường giá cả để khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững; quản lý tốt giá xăng dầu, y tế, điện,… xử lý nghiêm hành vi vi phạm về giá, công khai minh bạch các yếu tố hình thành giá…
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, ngành tài chính không được để mất cân đối lớn trong thu ngân sách nhà nước năm nay. Do đó, bên cạnh việc triển khai các chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường, lệ phí trước bạ xe ô tô..., thì ngành tài chính phải tham mưu cho các địa phương các giải pháp về thuế, phí hỗ trợ sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp và người dân.
Các bộ ngành, địa phương cần tiếp tục rà soát để cắt giảm các loại lệ phí, nhất là thủ tục hành chính, dịch vụ công, xây dựng, giao thông, thực hiện hiệu quả tiết kiệm các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, cấp bách.
Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, giải ngân hết toàn bộ vốn đầu tư năm 2020 với 700 nghìn tỷ đồng, tương ứng 30 tỷ USD; kịp thời điều chuyển vốn ngay trong tháng 8-2020 của những địa phương, bộ, ngành giải ngân chậm.
"Lần này sẽ đánh giá các bộ, địa phương không hoàn thành là chậm trễ giải ngân vốn đầu tư công. Khi xin về mà không triển khai gì", Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ và yêu cầu lãnh đạo tỉnh, sở tài chính, chủ dự án tại các địa phương "phải xuống tận nơi", xem xét vướng mắc và tháo gỡ thúc đẩy giải ngân. Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu cắt giảm hơn nữa thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực thuế, hải quan; thu hút việc dịch chuyển các dòng vốn có công nghệ mới. Lĩnh vực thuế, hải quan phải tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; đồng thời ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực bằng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, giảm tiếp xúc thủ tục giữa cán bộ và doanh nghiệp. Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo phải cắt giảm các cuộc thanh tra, kiểm tra, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith  (05/07/2020)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị “Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển”  (28/06/2020)
Tiếp tục đổi mới và mở rộng chính sách tín dụng theo hướng tăng định mức, mở rộng đối tượng được vay  (26/06/2020)
Chuẩn bị, tổ chức thật tốt Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương, đồng thời bảo vệ đại hội đảng bộ các cấp thành công tốt đẹp  (23/06/2020)
Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIV, năm 2019  (22/06/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển