Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng
TCCS - Ngày 6-9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã chủ trì cuộc họp của Tiểu ban, cho ý kiến góp ý vào dự thảo Báo cáo Chính trị và dự thảo Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bổ sung, phát triển năm 2011 (Cương lĩnh 2011).
Cùng tham dự cuộc họp có các thành viên Tiểu ban Văn kiện: Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng...; các thành viên Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
Từ sau Hội nghị Trung ương 10 đến nay, Thường trực Tiểu ban Văn kiện và Tổ Biên tập đã tập trung chỉ đạo xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng dự thảo Báo cáo chính trị và Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011 để trình Tiểu ban.
Việc xây dựng các dự thảo báo cáo, căn cứ vào Đề cương chi tiết đã được Hội nghị Trung ương 10 cho ý kiến chỉ đạo hoàn thiện; căn cứ kết quả nghiên cứu của 34 đoàn khảo sát các vấn đề lý luận và thực tiễn tại các ban, bộ, ngành, địa phương, 5 cuộc tọa đàm khoa học và 36 báo cáo nghiên cứu kiến nghị, đề xuất của các cơ quan nghiên cứu lý luận, khoa học.
Phát biểu tại cuộc họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Tiểu ban Văn kiện đánh giá cao việc chuẩn bị chu đáo, công phu, kỹ lưỡng của Tổ Biên tập, Thường trực Tổ Biên tập. Trong một thời gian ngắn đã hoàn thành kế hoạch khảo sát, tổ chức nhiều cuộc tọa đàm khoa học, chắt lọc các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn để có được dự thảo Báo cáo Chính trị và Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011 trình Tiểu ban hôm nay.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị các thành viên Tiểu ban tập trung thảo luận, cho ý kiến về các vấn đề lớn nêu trong Tờ trình về dự thảo Báo cáo Chính trị, bao gồm: Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và diện mạo đất nước qua 35 năm đổi mới, tầm nhìn và định hướng phát triển, các nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá phát triển.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý cần cho ý kiến về những vấn đề, nội dung mới hoặc còn có ý kiến khác nhau như kết cấu, quan điểm chỉ đạo, mục tiêu phát triển đất nước, những vấn đề mới đặt ra...
Tại cuộc họp, các ý kiến phát biểu đều nhất trí cho rằng dự thảo các báo cáo được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, có cơ sở lý luận và thực tiễn, bám sát Đề cương, Cương lĩnh, Hiến pháp và tình hình thực tiễn đất nước; các báo cáo khảo sát, tọa đàm khoa học, nhất là ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tiểu ban Văn kiện tại cuộc họp ngày 23-8 vừa qua.
Tuy nhiên, đây mới là dự thảo lần đầu, cần tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tiểu ban, trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, chắt lọc kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn để từng bước hoàn thiện từ nay đến Đại hội XIII, trước mắt là từ nay đến Hội nghị Trung ương 11.
Đại đa số các ý kiến đồng ý giữ nguyên kết cấu báo cáo gồm 15 mục; nhất trí cho rằng Báo cáo Chính trị phải ăn khớp với Báo cáo kinh tế - xã hội và Báo cáo về công tác xây dựng Đảng... trong đó Báo cáo Chính trị là trung tâm.
Về đánh giá thành tựu, kết quả đã đạt được, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ không chỉ đánh giá 5 năm mà phải nhìn lại hơn 30 năm đổi mới, bám sát các nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XII đã nêu và đối chiếu với Cương lĩnh 2011. Việc đánh giá phải mang tính tổng kết, xem nhiệm kỳ này dấu ấn nổi bật là gì, tồn tại, hạn chế là gì, cô đọng, sát thực tế, tập trung vào những nét lớn, không theo lối mòn.
Ví dụ kinh tế có liên tục tăng trưởng và ổn định không? Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, có mạnh mẽ, hiệu quả có rõ rệt không? Tại sao lòng dân ủng hộ như thế? Cả hệ thống chính trị vào cuộc có đồng bộ, nhịp nhàng không? Công tác quốc phòng - an ninh, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia nhiệm kỳ này có tốt không? Quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế có tốt không? Chúng ta đã sánh vai cùng bạn bè năm châu như mong nước của Bác Hồ kính yêu hay chưa? Nhìn lại nhiệm kỳ này, đoàn kết thống nhất nội bộ rất tốt, lòng dân tin tưởng, đó cũng chính là bài học kinh nghiệm quý, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ.
Về mục tiêu phát triển đất nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Mở nhưng phải bám sát Cương lĩnh”; tập trung vào ba đột phá chiến lược: Kết cấu hạ tầng, hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực, đồng thời tiếp tục nghiên cứu thêm.
Về phương pháp lãnh đạo, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu cần xử lý, giải quyết tốt các mối quan hệ biện chứng giữa các mặt đối lập, ở tầm quốc gia, cũng như của một địa phương, một lĩnh vực… Cương lĩnh 2011 đã nêu 8 mối quan hệ cơ bản. Đó là các mối quan hệ giữa kiên định mục tiêu và sáng tạo trong sách lược; vấn đề dân tộc và giai cấp; độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, bảo đảm công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; mối quan hệ giữa quy mô và chất lượng phát triển; vấn đề lợi ích quốc gia và hội nhập quốc tế… Vừa qua, chúng ta thành công là vì đã xử lý tốt các mối quan hệ, không cực đoan, không phiến diện...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Kiên định mục tiêu lý tưởng có nguyên tắc, đồng thời phải hết sức sáng tạo, bám sát thực tiễn để đổi mới kịp thời”.
Nhất trí với nhiều ý kiến phát biểu tại cuộc họp về vấn đề văn hóa, con người Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng văn hóa là văn hóa, con người là tổng hòa các mối quan hệ, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu sau cuộc họp này, Tổ Biên tập khẩn trương, nghiêm túc tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tiểu ban Văn kiện, hoàn chỉnh các dự thảo báo cáo để trình Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến chỉ đạo hoàn thiện, trình Hội nghị Trung ương 11 sắp tới./.
BTV/TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh  (01/09/2019)
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh soi sáng con đường tới tương lai của dân tộc Việt Nam  (31/08/2019)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Malaysia  (29/08/2019)
Giữ gìn và vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Lào  (10/08/2019)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên