Cung cầu tiền tệ đã đi vào ổn định
Sau nhiều tháng diễn biến phức tạp và bất ổn, thị trường tiền tệ trong tuần qua đã dần đi vào ổn định với những dấu hiệu tích cực như cung cầu ngoại tệ đã cân bằng, một số ngân hàng đã bắt đầu giảm lãi suất cho vay tiền đồng và ngoại tệ.
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước cung ngoại tệ trên thị trường đã được cải thiện. Các doanh nghiệp xuất khẩu bắt đầu bán ngoại tệ cho ngân hàng thương mại, vì vậy, các ngân hàng thương mại đã dần tự cân đối được nguồn ngoại tệ. Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục hỗ trợ ngoại tệ cho các ngân hàng để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế nhưng lượng đăng ký mua của các ngân hàng đã giảm.
Thị trường ngoại hối tuần qua cũng đã diễn biến theo hướng tích cực. Hầu hết các ngân hàng thương mại đã niêm yết tỷ giá bán dưới mức trần và giao dịch trong biên độ cho phép. Chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán của các ngân hàng phổ biến trong khoảng 10-15 đồng mỗi đôla Mỹ. Tỷ giá trên thị trường tự do tiếp tục giảm và ở mức 16.860-16.890 đồng đổi 1 đôla.
Lãi suất huy động và cho vay trên thị trường cũng ổn định hơn và một số ngân hàng thương mại đã thực hiện các hình thức giảm lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ . Tuy nhiên mức lãi suất cho vay tối đa phổ biến hiện nay vẫn là 21%/năm đối với tiền đồng.
Theo số liệu báo cáo nhanh của 39 tổ chức tín dụng, lãi suất giao dịch bằng đồng Việt Nam ở hầu hết các kỳ hạn trên thị trường liên ngân hàng giữa tháng 7 có xu hướng giảm so với trước đó, riêng lãi suất giao dịch tiền đồng kỳ hạn 1 tuần và 2 tuần tăng nhẹ: Lãi suất qua đêm là 20,15%/năm, 1 tuần là 20,53%/năm, 2 tuần là 21,00%/năm, 3 tuần là 20,67%/năm, 1 tháng là 17,50%/năm.
Lãi suất huy động tiền đồng của các ngân hàng trên thị trường đang trong khoảng 17%/năm-19,1%/năm tuỳ theo kỳ hạn 3 đến 12 tháng; trong đó lãi suất huy động của các ngân hàng nhà nước thấp nhất là 17% /năm và cao nhất là 18%/năm, lãi suất huy động của các khối ngân hàng cổ phần cao hơn, dao động trong khoảng từ 18,7%/năm đến 19,1%/năm.
Để hỗ trợ thanh toán cho các ngân hàng thương mại đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện các phiên chào mua giấy tờ có giá với các kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 15%/năm, khối lượng chào và trúng thầu mỗi phiên từ 4.000-12.000 tỉ đồng và tiếp tục cho vay tái cấp vốn.
Bên cạnh đó, việc theo dõi, kiểm tra các tổ chức tín dụng thực hiện cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước được siết chặt và xử lý nghiêm minh. Trong tuần qua đã có thêm 1 giám đốc chi nhánh và 2 cán bộ giao dịch của Techcombank bị phát hiện sai phạm. Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu Techcombank xem xét cách chức các cán bộ vi phạm nói trên./.
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 14-7 đến 20-7-2008)  (21/07/2008)
Chứng khoán tăng điểm tuần thứ 4 liên tiếp  (21/07/2008)
Chứng khoán tăng điểm tuần thứ 4 liên tiếp  (21/07/2008)
Việt Nam tham gia có chất lượng vào Hội đồng Bảo an  (21/07/2008)
Có gì mới trong Chiến lược đối ngoại của Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép?  (20/07/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên