Việt Nam phê duyệt Hiến chương ASEAN và chuyển thư phê chuẩn tới Tổng thư ký ASEAN
Chiều 20-3-2008, tại Hà Nội, trong cuộc họp báo thường kỳ tháng 3-2008, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ông Lê Dũng cho biết:
1. Ngày 6-3-2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký phê chuẩn Hiến chương ASEAN. Ngày 14-3, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã ký thư phê chuẩn Hiến chương ASEAN và chuyển thư phê chuẩn tới Tổng thư ký ASEAN.
Với việc phê chuẩn này, Việt Nam trở thành nước thứ 5 trong ASEAN phê chuẩn Hiến chương ASEAN sau Xinh-ga-po, Bru-nây, Lào và Ma-lai-xia. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong tiến trình hội nhập khu vực, góp phần thúc đẩy hợp tác và phát triển của tổ chức ASEAN. Hiến chương ASEAN sẽ tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế cho Hiệp hội gia tăng liên kết khu vực, trước hết là thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Hiến chương ASEAN là một nhu cầu tất yếu khách quan và là bước chuyển giai đoạn quan trọng của Hiệp hội sau 40 năm tồn tại và phát triển, phản ánh sự trưởng thành của ASEAN, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm chính trị mạnh mẽ của các nước ASEAN, nhất là của các vị Lãnh đạo về mục tiêu xây dựng một ASEAN liên kết chặt chẽ hơn và vững mạnh hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương, để hỗ trợ cho mục tiêu hòa bình và phát triển của cả khu vực cũng như từng nước thành viên.
Việt Nam đã chủ động tham gia và đóng góp tích cực vào việc xây dựng Hiến chương ngay từ những ngày đầu khi mới xuất hiện ý tưởng về văn kiện này.
2. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tiểu vùng Mê kông mở rộng lần thứ 3 (từ 30 đến 31-3-2008)
Hội nghị Thượng đỉnh về Hợp tác Kinh tế Tiểu vùng Mê kông mở rộng lần thứ 3 (GMS3) sẽ được tổ chức tại thủ đô Viên-chăn (Lào) từ ngày 30 đến 31-3-2008. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị. Hội nghị GMS3 với chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua tăng cường kết nối” sẽ tập trung thảo luận về sáu nội dung chính:
Bên cạnh đó, Lãnh đạo các nước GMS sẽ có đối thoại với Diễn đàn Thanh niên GMS; gặp gỡ thành viên Diễn đàn kinh doanh và đầu tư GMS.
3. Từ ngày 23 đến ngày 28-3-2008, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân thăm Nhật Bản
Đây là chuyến thăm nhằm tăng cường hợp tác giáo dục giữa Việt Nam - Nhật Bản, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo hiệu trưởng, tiến sỹ, xây dựng chương trình giáo dục phối hợp.
Trong chuyến thăm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân sẽ gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Masahiko Komura (25-3), Bộ trưởng Chính sách Khoa học và Công nghệ, Fumio Kishida (24-3), Bộ trưởng Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Kisaburo Tokai (24-3).
4. Từ ngày 20 đến 23-3-2008, Thủ tướng Cộng hòa Séc thăm Việt Nam
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng nước Cộng hòa Séc Mi-rếch Tô-pô-la-nếch (Mirek Topolanek) sang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20 đến 23-3-2008. Chuyến thăm nhằm tăng cường, thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế – thương mại và đầu tư, triển khai các thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm Cộng hòa Séc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thủ tướng Mi-rếch Tô-pô-la-nếch sẽ hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tiếp kiến Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết,Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng.
5. Ngày 24-3-2008, Thủ tướng Thái Lan thăm Việt Nam
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Thái Lan Sa-mặc Sun-đa-ra-vệt sẽ thăm chính thức Việt Nam trong ngày 24-3-2008.
Trong chuyến thăm, Thủ tướng mới của Thái Lan sẽ chào xã giao Lãnh đạo Việt Nam theo thông lệ các nước ASEAN và trao đổi với lãnh đạo Việt Nam các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và các lĩnh vực khác giữa Việt Nam và Thái Lan.
Trong thời gian thăm Việt Nam, Thủ tướng Thái Lan sẽ hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tiếp kiến Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
6. Từ ngày 19 đến 21-03-2008, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Hung-ga-ri Gu-ên-xơ Kinh-giơ thăm chính thức Việt Nam
Nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Hung-ga-ri Guên-xơ King -gơ đang ở thăm Việt Nam từ 19 đến 21-3-2008. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Hung-ga-ri phát triển trên nhiều lĩnh vực.
Trong chuyến thăm này, hai bên đã trao đổi về phương hướng và biện pháp cụ thể để tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai nước cũng như trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm.
7. Từ ngày 24 đến ngày 25-3-2008, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Xéc-bia Vúc Giê-rê-mích thăm Việt Nam
Nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Xéc-bi-a Vúc Giê-rê-mích sẽ thăm Việt Nam từ ngày 24 đến 25-3-2008. Chuyến thăm nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Xéc-bia, trao đổi về những vấn đề quốc tế, khu vực mà hai bên cùng quan tâm.
Tai nạn lao động: thiệt hại lớn nhất thuộc về người lao động  (21/03/2008)
Tai nạn lao động thiệt hại lớn nhất thuộc về người lao động  (21/03/2008)
Khủng hoảng lòng tin - mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế Mỹ  (21/03/2008)
Khủng hoảng lòng tin - mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế Mỹ  (21/03/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên