Châu Á cần hướng tới những động lực tăng trưởng mới
Ngày 19-6, phiên toàn thể Diễn đàn kinh tế thế giới khu vực Đông Á (WEF Đông Á 2009) đã chính thức diễn ra tại Xơ-un, Hàn Quốc với sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo quốc gia, các tập đoàn cũng như các tổ chức kinh tế quốc tế, khu vực. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dẫn đầu Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam tham dự và có bài phát biểu tại Hội nghị. | ||||
Cùng với các diễn giả đến từ các quốc gia trong khu vực, Giám đốc điều hành WEF Robert Greenhill, Chủ tịch WEF Đông Á Tarek Sultan Al Essa, lãnh đạo các tập đoàn đa quốc gia như Alcate-Lucent, Fujitsu, Troika Dialog, MBK, Mc Kinsey,... Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có phát biểu tham luận về thách thức và cơ hội của khủng hoảng hiện nay, mô hình phát triển của châu Á hậu khủng hoảng, các vấn đề an ninh, xã hội trong khu vực, theo dõi, nắm bắt xu thế phát triển trong khu vực và trên thế giới. Đổi mới động lực để đối phó với khủng hoảng WEF Đông Á 2009 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang lún sâu vào suy thoái, khu vực châu Á – Thái Bình Dương bị tác động mạnh bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng châu Á năm 2009 dự báo giảm rất mạnh, trong đó các nước đang phát triển châu Á chỉ đạt trung bình 3%, các nước phát triển âm 3,1%. Xuất khẩu chịu tác động nặng, giảm mạnh trên 2 con số, thách thức mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Đông Á; thất nghiệp tăng nhanh thách thức ổn định xã hội ở nhiều nước. Các ý kiến tại Diễn đàn đều thống nhất, hiện các nền kinh tế châu Á đang chịu nhiều cú sốc nặng nề từ suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng cũng có những điều kiện tốt hơn hầu hết các nền kinh tế khác để phục hồi dựa trên những bài học từ khủng hoảng tài chính châu Á trước đây, các gói kích thích kinh tế lớn và tiềm năng để huy động tiêu dùng trong khu vực. Thời gian qua, hầu hết các nước châu Á đều đang nỗ lực tăng cường hợp tác ứng phó với khủng hoảng, kích thích kinh tế có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Ấn Độ và Trung Quốc vẫn đang cố gắng duy trì được tăng trưởng khá nhanh, tiếp tục thúc đẩy chuyển dịch cán cân kinh tế toàn cầu nghiêng hơn về châu Á.
Tuy vậy, có nhiều ý kiến chỉ ra yêu cầu châu Á cần nhìn nhận lại các động lực tăng trưởng trong mô hình phát triển của mình, từ đó có điều chỉnh thích hợp và tìm kiếm những động lực tăng trưởng mới để thích ứng với thế giới hậu khủng hoảng. Thời gian qua, động lực tăng trưởng chính tạo nên sự phát triển thần kỳ của châu Á, đặc biệt là Đông Á là mô hình phát triển dựa vào xuất khẩu, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao, khuyến khích đổi mới, sáng tạo và phát huy các giá trị truyền thống phương Đông. Các tham luận cũng đưa ra nhiều dự báo, kịch bản về diễn biến khủng hoảng, về quốc gia nào sẽ dẫn đầu trong quá trình phục hồi kinh tế trong khu vực châu Á, và khu vực kinh tế nào sẽ thể hiện động lực tăng trưởng hứa hẹn nhất. Việt Nam – với tư cách một trong số ít quốc gia trong khu vực và trên thế giới đạt tăng trưởng dương trong quý I/2009 (tăng 3,1%) cũng nhận được nhiều sự quan tâm và đề nghị trao đổi từ các đại biểu về những bài học kinh nghiệm, hiệu quả của việc thực thi các gói biện pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế. Thông điệp của Việt Nam Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh thông điệp về nỗ lực ngăn chặn suy thoái, ổn định kinh tế vĩ mô, quyết tâm đẩy mạnh cải cách, tạo nền tảng cho tăng trưởng dài hạn, khẳng định tiềm năng tăng trưởng bền vững của kinh tế Việt Nam, góp phần củng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam đang gặp khó khăn. Chia sẻ ý kiến với các nhà lãnh đạo, giới doanh nghiệp trong khu vực về thách thức và giải pháp cho châu Á dưới sự tác động cuộc khủng hoảng toàn cầu, Phó Thủ tướng cho rằng thời gian tới, mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu áp dụng thành công cho châu Á thời gian qua vẫn phải là động lực chính, nhưng cần có sự điều chỉnh nhất định để thích ứng với biến đổi của kinh tế thế giới thời hậu khủng hoảng.
“Cần tăng cường mở rộng hơn hợp tác nội khu vực, nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ và châu Âu. Bên cạnh đó, môi trường thời hậu khủng hoảng bao giờ cũng gay gắt và quyết liệt hơn, vì vậy các nền kinh tế trong khu vực cần đầu tư nhiều hơn cho nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu”, Phó Thủ tướng nhận định. Trước đây, Đông Á đã tranh thủ tốt cơ hội của cuộc cách mạng kỹ thuật số trong các ngành điện tử, truyền thông, dữ liệu thông qua khuyến khích mạnh mẽ đổi mới sáng tạo. Hiện nay, khủng hoảng tài chính cùng với thách thức an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu đặt ra yêu cầu cấp bách phát triển nền kinh tế xanh, trong đó các ngành, các lĩnh vực thân thiện với môi trường như năng lượng mới, vận tải “xanh”, nguyên liệu “sạch”,... cũng sẽ là động lực tăng trưởng mới. “Với chủ trương này, Việt Nam đang triển khai quyết liệt nhiều giải pháp đối phó với tình hình khó khăn chung, vừa có tính trước mắt, vừa có tính lâu dài: kích cầu đầu tư, mở rộng thị trường nội địa, bảo đảm an sinh xã hội. Đây sẽ là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh cải cách hơn nữa, đặc biệt là định hướng về xây dụng thể chế kinh tế thị trường, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh thông qua ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng, các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao và sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng và bảo vệ môi trường sinh thái”, Phó Thủ tướng khẳng định tại Diễn đàn./. |
Quốc hội thông qua Nghị quyết điều chỉnh mục tiêu tổng quát, một số chỉ tiêu kinh tế, ngân sách nhà nước  (19/06/2009)
Quốc hội thông qua Nghị quyết đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm  (19/06/2009)
Sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2009  (19/06/2009)
Khoảng 5.000 đối tượng ở khu vực nông thôn được tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới  (19/06/2009)
20.000 tỉ đồng cho kích thích tiêu dùng năm 2009  (19/06/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên