Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 40 (AMM-40) thành công tốt đẹp
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 40 (AMM-40),với chủ đề “Một Cộng đồng quan tâm và chia sẻ” đã diễn ra tại Thủ đô Ma-ni-la, Phi-líp-pin từ 29- 30-7-2007. Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Ngoại giao của các nước thành viên ASEAN và Tổng thư ký ASEAN.
Dự lễ khai mạc AMM-40 còn có Bộ trưởng Ngoại giao Pa-pua Niu Ghi-nê, với tư cách Quan sát viên đặc biệt của ASEAN và Thứ trưởng Ngoại giao Ti-mo Lét-xtê với tư cách khách mời của Chủ tịch Uỷ ban Thường trực ASEAN (ASC).
Tại Hội nghị, các vị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã thảo luận phương hướng và biện pháp để ASEAN tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình và kế hoạch hành động nhằm hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, nhất là Chương trình Hành động Viên-chăn (VAP) các kế hoạch hành động xây dựng 3 Cộng đồng An ninh (ASC), Kinh tế (AEC) và Văn hóa-Xã hội (ASCC), Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI) về thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN. Các Bộ trưởng nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hiệu quả, tính đồng bộ và sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình xây dựng 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN. Các Bộ trưởng khẳng định lại tầm quan trọng của việc thu hẹp khoảng cách phát triển trong quá trình liên kết khu vực và thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN.
Hội nghị đánh giá cao kết quả hoạt động của Nhóm đặc trách cao cấp (HLTF) về Soạn thảo Hiến chương ASEAN, trao đổi và cho ý kiến chỉ đạo để Nhóm HLTF tiếp tục hoàn tất Dự thảo Hiến chương, kịp trình Cấp cao ASEAN-13 tháng 11-2007 xem xét ký kết. Hiến chương ASEAN sẽ tạo khuôn khổ thể chế và pháp lý cho việc thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN.
Để nâng cao hình ảnh và nhận thức về ASEAN, các Bộ trưởng đã hoan nghênh hàng loạt hoạt động kỷ niệm 40 năm thành lập ASEAN được tiến hành tại tất cả các nước thành viên và kiến nghị các Lãnh đạo ASEAN lấy ngày 8/8 hàng năm là ngày lễ đặc biệt. Hội nghị cũng đã thông qua việc lập Ủy ban triển khai Tuyên bố ASEAN về Thúc đẩy và Bảo vệ quyền của Người lao động nhập cư, Quy trình hỗ trợ cho Công dân ASEAN ở nước thứ ba trong các trường hợp khẩn cấp.
Các Bộ trưởng ASEAN đã hoan nghênh việc Băng-la-đet và Xri-lan-ca chính thức ký kết văn kiện gia nhập Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) dịp này, và cho rằng việc ngày càng nhiều các nước bên ngoài mong muốn tham gia TAC đã khẳng định tầm quan trọng của Hiệp ước như một bộ quy tắc ứng xử chỉ đạo mối quan hệ giữa các quốc gia, góp phần thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.
Trên cơ sở kiểm điểm những tiến triển sau 10 năm kể từ ngày Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) có hiệu lực, các Bộ trưởng đã nhất trí thông qua Kế hoạch hành động cụ thể định hướng cho việc triển khai Hiệp ước SEANWFZ trong thời gian tới, vì một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định và không có vũ khí hạt nhân.
Hội nghị AMM-40 cũng bàn biện pháp đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác với các bên Đối thoại, cũng như định hướng phát triển và bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN trong các tiến trình hợp tác khu vực do ASEAN khởi xướng. Các Bộ trưởng hài lòng nhận thấy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các bên Đối thoại ngày càng được củng cố và phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, đánh giá cao sự ủng hộ mạnh mẽ và hỗ trợ tích cực của các nước Đối tác trong và ngoài khu vực đối với nỗ lực xây dựng Cộng đồng của ASEAN.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Lê Công Phụng, Trưởng đoàn Việt Nam đã đề cao những thành công của ASEAN trong 40 năm qua, đồng thời nhấn mạnh ASEAN cần tiếp tục tăng cường đoàn kết và thống nhất, nâng cao hiệu quả hợp tác để đẩy mạnh tiến trình liên kết khu vực, hướng tới mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN. ASEAN cũng cần chủ động và năng động hơn trong quan hệ với các đối tác bên ngoài, nâng cao thực chất và hiệu quả hợp tác với các bên đối thoại, giữ vững vai trò chủ đạo của Hiệp hội trong các tiến trình hợp tác khu vực do chính ASEAN khởi xướng như ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), đóng vai trò là động lực thúc đẩy các tiến trình liên kết khu vực ở Châu Á - Thái Bình Dương.
Thứ trưởng Lê Công Phụng nhấn mạnh việc thu hẹp khoảng cách phát triển có tầm quan trọng đặc biệt đối với mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN và tiếp tục là ưu tiên cao trong hợp tác ASEAN cũng như giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài; đề cao kết quả của Diễn đàn Hợp tác Phát triển IAI (IDCF) lần thứ 2 vừa qua tại Hà Nội, góp phần xây dựng một chiến lược mới về thu hẹp khoảng cách phát triển và nâng cao hiệu quả thực hiện Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI) giai đoạn tới. Thứ trưởng nhấn mạnh vấn đề huy động nguồn lực tiếp tục là nhân tố then chốt và kêu gọi sự tham gia, ủng hộ tích cực của các nước ASEAN, các bên Đối thoại, các tổ chức khu vực và quốc tế, và cả khu vực tư nhân cho nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển của ASEAN.
Hội nghị đã kết thúc trong bầu không khí đoàn kết, hữu nghị và hiểu biết truyền thống của ASEAN. Các nước thành viên đánh giá cao những nỗ lực to lớn và thành công của nước chủ nhà Phi-líp-pin trong 1 năm đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Ủy ban Thường trực ASEAN (ASC). Cũng tại Hội nghị lần này, Ngài Rô-béc-tô Rô-mư-lô, Ngoại trưởng Phi-lip-pin đã chuyển giao cương vị Chủ tịch ASC cho Ngài Giooc-giơ Yeo, Ngoại trưởng Xinh-ga-po./.
VN-Index tăng phiên thứ 8 liên tiếp, HASTC-Index vượt ngưỡng 150 điểm  (17/07/2008)
VN-Index tăng phiên thứ 8 liên tiếp, HASTC-Index vượt ngưỡng 150 điểm  (17/07/2008)
Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta hiện nay  (17/07/2008)
Những chủ trương cơ bản của Đảng về nông dân, nông nghiệp, nông thôn  (17/07/2008)
Những chủ trương cơ bản của Đảng về nông dân, nông nghiệp, nông thôn  (17/07/2008)
Cuộc chạy đua giành tài nguyên ở Bắc Cực chỉ mới bắt đầu  (17/07/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên