5 nguyên nhân làm giá gạo tăng đột biến
Theo ông Alan Chan, chuyên gia về giao dịch thương mại Xingapo, có 5 nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá gạo tăng đột biến ở châu Á trong vài tháng vừa qua.
Thứ nhất, trong một thời gian dài liên tục, việc bán gạo gặp nhiều thuận lợi cả về giá cả, số lượng hợp đồng đặt trước ngày càng gia tăng đã khiến cho tình hình cung cấp gạo xuất khẩu toàn cầu trở nên căng thẳng, đẩy giá gạo trên thị trường quốc tế tăng vọt, đồng thời tạo ra tâm lý lo ngại sẽ xảy ra tình trạng cung không đủ cầu. Trong bối cảnh này, những nước xuất khẩu gạo chính ở châu Á như Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Campuchia vào tuần trước đồng loạt tuyên bố thi hành biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo nhằm ưu tiên đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước. Biện pháp này lập tức đã làm giảm 1/3 các giao dịch mua bán gạo trên thị trường, dẫn tới giá gạo ở khu vực này tăng vọt. Giá gạo biến động khởi nguồn từ việc Thái Lan tăng giá gạo, trong khi giá gạo của nước này vẫn được coi là giá gạo chuẩn của thị trường quốc tế. Ngày 27-3, giá gạo Thái đột nhiên tăng vọt 30% so với ngày hôm trước lên 760 USD/tấn, mức cao nhất trong lịch sử.
Thứ hai, mấy năm gần đây do chi phí bảo quản gạo dự trữ trong kho ngày một tăng cao, trong khi tình hình thị trường gạo cung không đủ cầu, nên chính phủ các nước liên tiếp giảm lượng gạo tồn kho khiến dự trữ gạo của thế giới giảm sút. Hiện lượng gạo dự trữ của toàn cầu là 75 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ năm 1976, chỉ bằng một nửa lượng dự trữ của năm 2000.
Thứ ba, một số công ty thương mại đã tích trữ gạo để đợi tăng giá, trong khi đó giá trị đồng bath của Thái Lan liên tục duy trì ở mức cao so với đồng USD đã ảnh hưởng đến lượng cung gạo của nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới này, từ đó ảnh hưởng mạnh đến giá gạo trong giao dịch quốc tế.
Thứ tư, nhu cầu gạo của hai thị trường đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ tăng cao. Mặt khác quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ở các quốc gia trên thế giới đã khiến diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp.
Thứ năm, thời tiết khắc nghiệt năm ngoái và đầu năm nay gây ra tuyết lớn ở Trung Quốc, các đợt rét hại và nạn sâu rầy ở Việt Nam, và hạn hán ở nhiều quốc gia sản xuất nông nghiệp khác cũng đe dọa làm giảm sản lượng lúa gạo của những nước được coi là vựa thóc của thế giới.
Xí nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Ấn Độ  (16/04/2008)
Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên trong xu thế đổi mới, hội nhập  (16/04/2008)
Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên trong xu thế đổi mới, hội nhập  (16/04/2008)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên