Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam - Ma-lai-xi-a
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, hôm nay (12-3), Quốc vương Ma-lai-xi-a Mi-gian Giai-na A-bi-đin I-bơ-ni A-ma-hun Xun-tan Ma-mút A-mu-ta-phi Bi-la Sa (Mizan Zainal Abidin Ibni Al-Marhum Sultan Mahmud Al-Muktafi Billah Shah) và Hoàng hậu sang thăm nước ta. Ðây là chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu của Quốc vương Mi-gian Giai-na A-bi-đin I-bơ-ni A-ma-hun Xun-tan Ma-mút A-mu-ta-phi Bi-la Sa kể từ khi Ngài đăng quang (ngày 13-12-2006).
Nhiệt liệt chào đón Quốc vương Mi-gian Giai-na A-bi-đin I-bơ-ni A-ma-hun Xun-tan Ma-mút A-mu-ta-phi Bi-la Sa, chúng ta chúc mừng những thành tựu mà nhân dân Ma-lai-xi-a đã và đang đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tình hình an ninh chính trị, xã hội ở quốc gia Ðông - Nam Á với khoảng 25,9 triệu dân đa chủng tộc, với nền văn hóa đa dạng, cơ bản ổn định. Từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, sau khi giành được độc lập năm 1957, Ma-lai-xi-a thực hiện chính sách phát triển kinh tế kết hợp giữa quy luật cạnh tranh của kinh tế thị trường với các kế hoạch phát triển kinh tế dài, trung và ngắn hạn, trong đó ưu tiên phát triển từng ngành kinh tế cho từng giai đoạn, vươn lên là một trong những nền kinh tế năng động ở khu vực Ðông - Nam Á, với nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong khu vực. Tăng trưởng GDP những năm gần đây khá ổn định, đạt 5,9% (năm 2006), 6,3% (2007) và 5% (2008); thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 15.700 USD năm 2008. Ma-lai-xi-a là nước xuất khẩu dầu cọ và cao-su hàng đầu thế giới, các ngành chế tạo, xây dựng và dịch vụ đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế đất nước. Thời gian qua, Chính phủ Ma-lai-xi-a đã có nhiều biện pháp vực dậy nền kinh tế dựa vào xuất khẩu để khắc phục những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu. Thực hiện chính sách đối ngoại nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị vững chắc với các nước Ðông - Nam Á, Ma-lai-xi-a mong muốn thiết lập môi trường ổn định và hòa bình trong khu vực, bảo đảm và phát huy lợi ích kinh tế của đất nước, thông qua việc thắt chặt quan hệ trực tiếp với các nước khác hoặc thông qua các diễn đàn đa phương, tăng cường hợp tác kinh tế với các nước đang phát triển bằng sự ủng hộ mạnh mẽ và thúc đẩy quan hệ Nam - Nam.
Chúng ta hài lòng nhận thấy, quan hệ Việt Nam - Ma-lai-xi-a được lãnh đạo và nhân dân hai nước quan tâm thúc đẩy tiếp tục phát triển tốt đẹp, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động, dầu khí, văn hóa, giáo dục. Những chuyến thăm cấp cao giữa hai nước những năm gần đây góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày càng sâu rộng, hiệu quả và tin cậy. Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước có những bước phát triển tích cực. Kim ngạch buôn bán hai chiều song phương năm 2008 đạt 4,55 tỉ USD, tăng 23,7% so năm 2007. Ma-lai-xi-a là nhà đầu tư đứng thứ hai trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, tính đến tháng 12-2008 có 302 dự án với tổng vốn đăng ký 17,79 tỉ USD. Hai nước tiếp tục thực hiện Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21 ký năm 2004, tạo điều kiện thuận lợi tăng cường quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư song phương, nhất là trong các lĩnh vực điện, ngân hàng, hợp tác về lao động. Ngoài ra, Việt Nam và Ma-lai-xi-a đẩy mạnh hợp tác trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế như Hiệp hội các quốc gia Ðông - Nam Á (ASEAN), Phong trào Không liên kết, Diễn đàn Á - Âu và các tổ chức quốc tế khác; đáp ứng lợi ích nhân dân hai nước cũng như hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Quốc vương Ma-lai-xi-a Mi-gian Giai-na A-bi-đin I-bơ-ni A-ma-hun Xun-tan Ma-mút A-mu-ta-phi Bi-la Sa, và Hoàng hậu diễn ra vào lúc quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Ma-lai-xi-a đang phát triển tốt đẹp. Chuyến thăm chính thức này khẳng định quyết tâm của lãnh đạo và nhân dân hai nước coi trọng việc củng cố và thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt Nam - Ma-lai-xi-a, mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hai nước, vì hạnh phúc, phồn vinh của hai dân tộc, cũng như của các dân tộc ở Ðông - Nam Á và trên thế giới./.
Hoạt động và đóng góp của phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (12/03/2009)
Một ngày lịch sử không thể nào quên  (11/03/2009)
Quốc hội Việt Nam với việc bảo đảm và thực hiện quyền con người  (11/03/2009)
Nhiều chính sách ưu đãi với doanh nghiệp EU và Việt Nam  (11/03/2009)
Thời báo New York phải bán trụ sở  (11/03/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên