Mục lục Hồ sơ sự kiện số 119 (11-6 -2010)
- Chiến tranh khí tượng
Chiến tranh không còn là điều mới mẻ đối với con người. Trải qua bao khúc thăng trầm của lịch sử, nhân loại đã phải chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh tàn khốc. Trong các cuộc chiến tranh đó, yếu tố thời tiết có vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí quyết định sự thắng bại của cuộc chiến. Vậy, trong tương lai, chiến tranh khí tượng có phải là xu thế chính trên thế giới? Đây là câu hỏi luôn thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại.
*** Vấn đề và bình luận
Quang Nam - Cả hành tinh bị bắt làm con tin
Tới năm 2025, lực lượng vũ trụ không gian Mỹ có thể sẽ kiểm soát thời tiết, biến sự phát triển công nghệ mới thành đồng vốn có giá. Mô phỏng thời tiết sẽ trở thành một phần trong chính sách an ninh quốc gia của Mỹ. Báo cáo đặc biệt của Lầu Năm góc “Thời tiết làm tăng sức mạnh: Bắt thời tiết quy thuận vào năm 2005” đã khẳng định: Mỹ sẽ không bỏ qua tiềm năng quân sự trong kiểm soát thời tiết, bất chấp những nguy hiểm tiềm ẩn.
Hương Ly - “Chiến tranh khí tượng” dưới con mắt của người Nga
Từ những thập kỷ 40 của thế kỷ XX, người Mỹ đã đi tiên phong trong việc sử dụng tác động của khí tượng làm vũ khí, đe doạ sự ổn định chiến lược quân sự trên toàn cầu cũng như sự phát triển và tồn vong của toàn nhân loại. Vì thế, người Nga đã buộc phải đối phó với Mỹ trong cuộc “chiến tranh khí tượng”, tước bỏ thế độc quyền của Mỹ trong loại hình chiến tranh đặc biệt này.
Phạm Nhẫn - Vũ khí khí tượng trong Chiến tranh lạnh: Cuộc ganh đua bất phân thắng bại
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, cuộc Chiến tranh lạnh chế ngự hầu hết đời sống chính trị an ninh, kinh tế và xã hội trên trái đất. Cuộc đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô (cũ) đặc trưng cho cuộc Chiến tranh lạnh đó. Trong thời kỳ ấy, cả hai bên đều theo đuổi ý tưởng chi phối và sử dụng thời tiết làm vũ khí công hiệu để đề phòng, làm suy yếu và đối phó với nhau trong trường hợp cần thiết...
Hoàng Phong - Sự trả giá quá đắt?
Thế giới chào đón năm 2010 với những sự kiện bất thường: động đất xảy ra ở Haiti, Chile, ba điều kiện thời tiết cực đoan hạn hán, bão tuyết, bão cát càn quét khắp lãnh thổ Trung Quốc. Những thiên tai này đã khiến nhiều người phải đặt câu hỏi liên quan đến vũ khí khí tượng. Liệu cái giá mà con người phải trả cho những chương trình vũ khí khí tượng của mình là quá đắt?
*** Bên lề sự kiện
Minh Phương - Những vũ khí bí mật mới của Lầu Năm Góc
Đạn “có mắt”, màn chắn vô hình hay bom sát thương tập trung là vài trong số những vũ khí tối tân mà Lầu Năm góc đang sở hữu hoặc đang nghiên cứu.
Bình Nguyên - Thay trời làm mưa: Hành trình gian nan
Hơn 120 năm trước, khi mà hạn hán chưa hoành hành dữ dội, cháy rừng chưa diễn ra khốc liệt, loài người đã ước mơ thay trời làm ra những cơn mưa nhân tạo. Câu chuyện khoa học viễn tưởng ấy, qua tháng năm, đã tiến được những bước rất dài để trở thành hiện thực. Thế nhưng, những khó khăn về kinh phí, công nghệ, điều kiện thời tiết vẫn còn làm đau đầu các nhà khoa học thế giới.
Thu Hường - Biến đổi khí hậu - mầm mống của chiến tranh
Trái đất đang ngày một nóng lên, đe dọa trực tiếp đến đời sống con người. Nó không chỉ kìm hãm sự phát triển kinh tế, gián tiếp gây ra những loại dịch bệnh mới, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người mà còn là nguyên nhân dẫn đến xung đột, bạo lực, chiến tranh. Chiến tranh vì sự sinh tồn.
Quang Minh - Các loại vũ khí khí tượng siêu đẳng
Khi chiến tranh xảy ra, là lúc người ta phải nghĩ tới việc sử dụng mọi phương tiện, cách thức và vũ khí để chống lại kẻ thù. Việc xuất hiện vũ khí khí tượng đã làm các cuộc chiến trở nên căng thẳng và tàn khốc hơn bao giờ hết. Liệu loại vũ khí này có thể chiếm lĩnh thị trường vũ khí khí tượng trong tương lai? Đây vẫn là bài toán đang chờ lời giải.
*** Kinh tế và hội nhập
Hải Vũ - Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam: Chặng đường gian nan
Việt Nam có nhiều mặt hàng xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới như cà phê, gạo, điều, tiêu… Nhưng nghịch lý "được mùa - mất giá" vẫn là nỗi lo thường trực trong năm qua. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam luôn ở thế bị động trước biến động giá của thị trường thế giới. Theo các chuyên gia kinh tế, giao dịch hàng hóa ra đời sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh, đây là mô hình mua bán hàng hóa tương lai cần được phát triển mạnh.
*** Cửa sổ nhìn ra thế giới
Trung Kiên - Mỹ - Ấn Độ: Tiếp nối sự êm ả
Quan hệ Mỹ - Ấn Độ là mối quan hệ hiếm hoi được cả hai Tổng thống Mỹ, ông B.Obama và người tiền nhiệm G.Bush, dành sự quan tâm đặc biệt. Điều đáng nói là sự êm ả trong quan hệ giữa Washington và New Dehli vẫn được duy trì liên tục, vượt qua sự chuyển giao quyền lực tại Nhà Trắng. Đây dường như là điểm chung ít ỏi của hai vị tổng thống trên.
Lê Minh Quang - Thảm họa nhân đạo ở Trung Đông
Lâu nay, quan hệ giữa Israel và Palestine giống như lò thuốc súng ở Trung Đông, có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Và thật trớ trêu, ngay trước cuộc gặp giữa Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Mỹ B.Obama dự kiến diễn ra ở Washington bàn về tiến trình hoà bình Trung Đông, phía Israel đã gây nên một thảm họa nhân đạo chưa có tiền lệ, khiến tiến trình hoà bình Trung Đông lại càng thêm mong manh.
Lý Mạc Phù - Nói trước bước không qua
Việc Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama từ chức vừa gây bất ngờ lại vừa có phần lô gic. Cả hai lý do được ông Hatoyama đưa ra để lập luận cho quyết định từ chức, đều không phải tới tận bây giờ dư luận mới biết đến.
*** Văn hóa - xã hội
Nguyễn Vũ - Xây dựng nông thôn mới ở “quê lúa” Thái Bình: Đổi thay rõ rệt
Những con đường mới to đẹp, dễ đi hơn; những công trình phúc lợi xã hội mọc lên, khang trang, lạ lẫm; hệ thống kênh mương tưới tiêu được bê tông hóa, nước vào - ra tận ruộng rất thuận tiện; ruộng được “dồn điền đổi thửa” rộng rãi, dễ sử dụng phương tiện cơ giới... Vẫn còn những băn khoăn nhất định, nhưng nếu người dân đổi thay mạnh mẽ tư duy, cách làm hơn nữa, bộ mặt nông thôn sẽ “lột xác” thực sự.
Bảo Chi - Philippines: Tăng trưởng dân số ngăn cản người dân thoát nghèo (Theo Malay Business)
Người Philippines đang đánh mất sự thịnh vượng mà lẽ ra họ có được nếu không vì việc tăng dân số quá nhanh. Giờ đây họ phải trả giá cho điều đó.
Minh Nguyệt - Quá to hay quá bé
Phụ nữ ngày nay đúng là khổ. Ai bảo là được đi làm, được đi học là tự do hơn? Chỉ thấy trách nhiệm chồng chất hơn - học xong thì phải lập gia đình, phải “ổn định” tức là quàng vào cổ hết việc cơ quan, việc xóm giềng, việc họ hàng, việc nhà, chưa kể đến việc phải làm đẹp. Ai đời chị nào mà nhỡ có chồng “bình bịch” là y như rằng bị nói là “chắc chị này phải có… vấn đề gì”.
*** Văn học - nghệ thuật
Mỹ An - “Sói sa mạc” quyết đối đầu “Vịnh Cướp biển”
Theo hãng tin BBC, Anh ngày 2-6, nhà sản xuất phim “The Hurt Locker” (quen thuộc tại Việt Nam với tên “Chiến dịch sói sa mạc”) đã chính thức đệ đơn kiện bất cứ người nào tại Mỹ tải và phát tán bộ phim này trái phép qua mạng.
Hoàng Thu - Thú vị nghệ thuật “dó” đương đại
63 bức tranh giấy dó của chín họa sĩ Việt Nam ở nhiều thế hệ đã làm nên một triển lãm mỹ thuật độc đáo: “Nghệ thuật “dó” Việt đương đại lần thứ nhất” tại Âu Cơ Gallery (Hà Nội, kết thúc hôm 4-6-2010). Suốt thời gian qua, có không nhiều cơ hội như thế này để giấy dó được tôn vinh.
*** Nhân vật với lịch sử
Trần Nhàn - Nikola Tesla: Thiên tài bị quên lãng
Trong số những người để lại cho nhân loại nhiều phát minh, sáng chế nhất có tác dụng làm thay đổi thế giới và cuộc sống của con người, có ý nghĩa vừa mở đường lại vừa đi trước thời đại, biểu trưng cho trí tuệ và khả năng sáng tạo cũng như khát vọng vươn tới những chân trời tri thức mới của con người thì kỹ sư Nikola Tesla thuộc diện nhóm hàng đầu. Rất nhiều người đã coi, và cho tới nay, cũng chưa thấy ai phủ nhận hay phản bác rằng, Nikola Tesla là nhà phát minh thiên tài vĩ đại nhất mà nhân loại đã từng sản sinh ra được.
*** Tuần trong 5 phút
- Việt Nam
- Thế giới
Thông cáo số 17, Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XII  (11/06/2010)
Bế mạc Hội nghị cấp cao CICA lần thứ ba  (10/06/2010)
Tiêu dùng hợp lý  (10/06/2010)
UBND tỉnh Lào Cai có Chủ tịch mới  (10/06/2010)
Nguồn vốn hỗ trợ của cộng đồng quốc tế là rất quan trọng  (10/06/2010)
Thông cáo số 16 Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XII  (10/06/2010)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên