Dành ưu tiên cao để vun đắp, phát triển quan hệ đặc biệt Việt - Lào
22:19, ngày 20-03-2019
Chiều 20-3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương đã tiếp Đoàn công tác của Viện Nghiên cứu Kinh tế quốc gia Lào do đồng chí Bouasone Bouphavanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế quốc gia Lào làm Trưởng đoàn.
Tại buổi tiếp, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình nhiệt liệt hoan nghênh và chào mừng ông Bouasone Bouphavanh cùng Đoàn công tác của Viện Nghiên cứu Kinh tế quốc gia Lào đến thăm và làm việc tại Việt Nam; chúc mừng những thành tựu quan trọng mà đất nước và nhân dân Lào anh em đã giành được sau ba năm triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam luôn đặc biệt coi trọng và dành ưu tiên cao trong việc vun đắp, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Đây là mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện, được xây dựng và truyền lại qua nhiều thế hệ lãnh đạo của hai nước cho đến hôm nay, được vun đắp, xây dựng bằng xương máu, bằng mồ hôi công sức của nhiều thế hệ đảng viên, cán bộ và nhân dân hai nước.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.
Đồng chí Bouasone Bouphavanh cảm ơn Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đã dành thời gian tiếp đoàn; đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam thời gian qua.
Đồng chí Bouasone Bouphavanh bày tỏ mong muốn quan hệ hợp tác giữa Viện nghiên cứu kinh tế quốc gia Lào và các cơ quan Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực trong thời gian tới./.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam luôn đặc biệt coi trọng và dành ưu tiên cao trong việc vun đắp, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Đây là mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện, được xây dựng và truyền lại qua nhiều thế hệ lãnh đạo của hai nước cho đến hôm nay, được vun đắp, xây dựng bằng xương máu, bằng mồ hôi công sức của nhiều thế hệ đảng viên, cán bộ và nhân dân hai nước.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.
Đồng chí Bouasone Bouphavanh cảm ơn Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đã dành thời gian tiếp đoàn; đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam thời gian qua.
Đồng chí Bouasone Bouphavanh bày tỏ mong muốn quan hệ hợp tác giữa Viện nghiên cứu kinh tế quốc gia Lào và các cơ quan Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực trong thời gian tới./.
Quảng Tây coi trọng quan hệ hợp tác với các địa phương của Việt Nam  (20/03/2019)
Phiên họp thứ hai của Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIII  (20/03/2019)
Thủ tướng: Chủ trương 1, kế hoạch 10, biện pháp 20 mới thành công  (20/03/2019)
Khai thác dầu khí là một ngành nghề đặc biệt khó khăn và đầy rủi ro  (20/03/2019)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay