Thái Bình cần chú trọng phát triển cả về số lượng, và chất lượng
Sau khi trực tiếp thị sát, phát Lệnh khởi công, dự Lễ khánh thành một số công trình hạ tầng cơ sở trọng điểm, quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Thái Bình, chiều 14-02, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của Thái Bình - địa phương giàu truyền thống văn hóa và kinh tế nông nghiệp của cả nước.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, kinh tế Thái Bình liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số, trong đó năm 2018, GRDP tăng 10,53%; bình quân 3 năm 2016 - 2018, GRDP tăng 10,2%/năm, vượt xa mục tiêu 8,6%/năm và là một trong số ít tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao nhất vùng đồng bằng sông Hồng.
Quy mô nền kinh tế tăng nhanh, năm 2018, cao gấp 1,6 lần. GRDP bình quân đầu người đạt trên 38 triệu đồng, gấp 1,58 lần. Thu ngân sách trên địa bàn đạt gần 8.500 tỷ đồng, vượt 15,7% dự toán giao, gấp gần 2 lần so với năm cuối nhiệm kỳ trước.
Thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp tăng mạnh cả về số dự án và số doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện thành lập mới. Tỉnh đã thu hút được một số tập đoàn kinh tế lớn cùng nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến nghiên cứu, thực hiện đầu tư, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế của tỉnh phát triển.
Đặc biệt, xây dựng nông thôn mới của Thái Bình đạt kết quả tích cực, hết năm 2018 có 237 xã và 1/7 huyện đạt chuẩn quốc gia.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thái Bình đã tạo nên thành tựu toàn diện về kinh tế xã hội những năm gần đây.
Đặc biệt, Thủ tướng đánh giá cao một số dự án quy mô lớn của tỉnh; sự đoàn kết, nhất trí và khát vọng lớn của chính quyền và nhân dân tỉnh nhà để đưa quê hương Thái Bình ngày một phát triển.
Nhắc đến truyền thống cách mạng hào hùng, cùng với những tiềm năng, thế mạnh riêng có của Thái Bình, Thủ tướng điểm lại một số thành tựu lớn của tỉnh.
Theo đó, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế xã hội đều đạt và vượt kế hoạch, một số lĩnh vực thuộc nhóm dẫn đầu cả nước, nhất là số lượng 167 xã đạt chỉ tiêu nông thôn mới và tỉnh đang phấn đấu hoàn thành toàn diện số xã nông thôn mới trong năm nay.
Kinh tế Thái Bình đang chuyển dịch mạnh mẽ từ một địa phương 100% nông nghiệp giờ chỉ còn 25% và vẫn bảo đảm tăng sản lượng; nhiều mô hình sản xuất mới xuất hiện, hiệu quả.
“Tỉnh đã dày công chuẩn bị cho tương lai”, Thủ tướng nói và viện dẫn một số dự án như khu nông nghiệp cơ khí, kinh tế biển, kinh tế du lịch… được làm hết sức bài bản.
Môi trường đầu tư được cải thiện rõ nét là động lực mới của Thái Bình trong phát triển kinh tế. Thu ngân sách tăng, văn hóa, y tế, giáo dục, an sinh xã hội có nhiều tiến bộ. Công tác chăm sóc người có công được thực hiện tốt, nhất là với một vùng đất là một trong những địa phương có nhiều gia đình liệt sỹ, thương bệnh binh nhất của cả nước, Thủ tướng nói.
Điểm lại một số tồn tại hạn chế của địa phương, Thủ tướng cho rằng, tăng trưởng kinh tế dù ở mức cao nhưng đang có xu hướng chững lại, công tác giám sát sau đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp còn hạn chế.
Dịch vụ du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với cả nước. Thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài chưa cao, chưa có những dự án FDI quy mô lớn trên địa bàn.
Ngoài ra, trật tự an toàn xã hội cơ bản được bảo đảm nhưng vẫn tồn tại tình trạng tín dụng đen; an toàn giao thông vẫn cần được củng cố. Thủ tướng đề nghị tỉnh tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính; công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và triển khai nhiều hơn nữa các biện pháp khuyến khích gia tăng số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, hiện đang còn ít so với tỷ lệ dân cư…
Nhấn mạnh vấn đề mà Trung ương mong đợi Thái Bình là phải trở thành địa phương giàu có của cả nước và đồng bằng Bắc Bộ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị lãnh đạo tỉnh đổi mới tư duy, duy trì sự đoàn kết, cùng nhau phấn đấu đưa tỉnh nhà có bước phát triển cao hơn, nhất là tư duy xã hội hóa nguồn lực, dựa vào xã hội và sức dân.
Đi liền với số lượng, Thủ tướng căn dặn Thái Bình phải chú trọng đến chất lượng, đảm bảo cuộc sống ấm no, hạnh phúc đến với mọi người dân trên địa bàn.
Với thế mạnh truyền thống của tỉnh, Thủ tướng đề nghị Thái Bình cần tiếp tục xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hàng hóa quy mô lớn thông qua áp dụng nhiều hơn tiến bộ khoa học và công nghệ. Sog song với đó là phát triển công nghệ cao, công nghiệp điện tử.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng mong muốn Thái Bình phát huy kết quả đạt được, phấn đấu vượt các chỉ tiêu 2019, bám sát 12 chữ trong phương châm hành động của Chính phủ năm nay, nhất là “bứt phá”.
Tỉnh cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, kêu gọi mọi nguồn vốn đầu tư, trong đó có các dự án lớn như Khu kinh tế ven biển, Khu công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Đặc biệt, tỉnh cần tăng cường thanh tra việc đảm bảo môi trường trên địa bàn, khuyến khích việc không sử dụng nylon, rác thải nhựa.
Thủ tướng cũng yêu cầu tỉnh thực hiện tốt công tác sắp xếp tổ chức, bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương, tiến tới chuẩn bị tốt công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII./.
Thủ tướng dự khởi công một số dự án kinh tế trọng điểm ở Thái Bình  (14/02/2019)
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - sự sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam  (14/02/2019)
Kiều hối: Nguồn nội lực... ở bên ngoài  (14/02/2019)
Phát triển bao trùm nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay  (14/02/2019)
An ninh toàn cầu năm 2019: Từ góc nhìn dự báo  (14/02/2019)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 04 đến ngày 10-02-2019)  (13/02/2019)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên