Tưng bừng khai hội đầu xuân
Lễ hội đền Hai Bà Trưng Xuân Kỷ Hợi 2019
Sáng 10-02 (tức mùng 6 Tết Kỷ Hợi), Lễ kỷ niệm 1979 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng Xuân Kỷ Hợi 2019 đã được tổ chức trọng thể tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh, Hà Nội).
Dự lễ kỷ niệm có Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, lãnh đạo thành phố Hà Nội, Vĩnh Phúc, cùng đông đảo nhân dân, du khách thập phương.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã thực hiện nghi thức đánh trống khai hội, dâng hương, tưởng nhớ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Công nguyên) cùng công lao to lớn của hai nữ anh hùng trong buổi đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Theo ông Đoàn Văn Trọng, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh, năm 40 (sau Công nguyên), Hai Bà Trưng đã giương cao ngọn cờ tụ nghĩa, kêu gọi hào kiệt bốn phương và nhân dân cả nước đứng lên đánh giặc ngoại xâm. Cuộc khởi nghĩa được nhân dân khắp nơi ủng hộ, chỉ trong một thời gian ngắn, nghĩa quân đã thu lại 65 huyện, thành - toàn bộ nước Việt hồi đó, chấm dứt ách đô hộ hà khắc của nhà Đông Hán.
Ngày 09-02-2018, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định công nhận Lễ hội đền Hai Bà Trưng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Từ nhiều năm nay, đền thờ Hai Bà Trưng luôn là địa chỉ thu hút hàng triệu lượt khách đến dâng hương, tham quan mỗi năm. Trong thời gian tới, chính quyền và người dân huyện Mê Linh tiếp tục giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của lễ hội để xứng đáng với công lao to lớn của hai bậc nữ anh hùng hào kiệt Trưng Trắc - Trưng Nhị.
Để lễ hội diễn ra trang nghiêm, đảm bảo được nét văn hóa truyền thống, Ban tổ chức đã thực hiện nhiều giải pháp đổi mới, trong đó đáng chú ý là tách riêng khu vực tâm linh và khu vực dịch vụ, khu vui chơi nhằm bảo đảm không gian trang nghiêm, tạo cảnh quan thoáng đãng cho người tới dự lễ hội. Các ki-ốt hàng quán tham gia lễ hội đều do Hội phụ nữ các xã trong huyện đăng cai, nhằm giới thiệu đến du khách các sản vật của địa phương. Nét mới trong lễ hội năm nay, Ban tổ chức bố trí triển lãm “Hoa Đất Việt” nhằm nêu bật công lao, đóng góp của các thế hệ phụ nữ Việt Nam trong công cuộc kháng chiến bảo vệ và xây dựng đất nước. Tại Lễ hội đền Hai Bà Trưng cũng diễn ra nhiều hoạt động mang tính chất hội như: trưng bày các sản vật quê hương, các trò chơi dân gian...
Sau khi dự khai hội đền Hai Bà Trưng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã dự Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” của huyện Mê Linh và trồng cây tại khuôn viên UBND huyện Mê Linh.
Lễ hội mùa Xuân các dân tộc tỉnh Gia Lai - 2019
Ngày 10-02, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức khai mạc Lễ hội mùa Xuân các dân tộc tỉnh Gia Lai - 2019. Lễ hội năm nay hội tụ hơn 150 nghệ nhân trong và ngoài tỉnh tham gia các hoạt động trình diễn nghệ thuật dân gian, đặc biệt là các hoạt động đậm đà bản sắc Tây Nguyên như cồng chiêng, múa xoang...
Ngoài những bản sắc văn hóa các dân tộc bản địa như Jrai, Bahnar, năm nay Lễ hội còn có những hoạt động như múa Khèn của người H’Mông; múa Xòa, múa Sạp của người Mường; hát Then, đàn Tính của người Tày, người Nùng; hát Tuồng của đoàn nghệ thuật tỉnh Bình Định; trình diễn nặn tò he, ông đồ viết chữ đầu xuân của người Kinh…
Tại Lễ hội mùa Xuân năm nay, du khách còn được trải nghiệm những trò chơi dân gian thú vị như: Trèo cây lấy thưởng, giã gạo, đi cà kheo, ném còn, chơi ô ăn quan, kéo co… Bên cạnh đó còn có các gian hàng ẩm thực đậm chất vùng miền như cơm lam, gà nướng (Tây Nguyên), mèn mén, thắng cố (Tây Bắc)... được các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai mang đến phục vụ du khách, tạo không gian ẩm thực đa dạng, phong phú.
Thông qua Lễ hội mùa Xuân các dân tộc tỉnh Gia Lai - 2019, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai hướng đến việc bảo tồn những di sản văn hóa của các cộng đồng dân tộc hiện đang sinh sống trên địa bàn. Đồng thời, tạo một không gian du xuân vui tươi, lành mạnh cho người dân và du khách đến với tỉnh Gia Lai trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.
Khai mạc lễ hội chùa Bái Đính Xuân Kỷ Hợi 2019
Ngày 10-02 (tức mùng 6 tháng Giêng), tại chùa Bái Đính - ngôi chùa lớn nhất Việt Nam (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) đã diễn ra lễ khai hội chùa Bái Đính Xuân Kỷ Hợi 2019.
Lễ khai mạc do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức với sự tham dự của đại diện Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; lãnh đạo tỉnh Ninh Bình cùng đông đảo tăng ni, phật tử, du khách thập phương dự lễ. Trong không khí hân hoan của lễ hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình - Nguyễn Thị Thanh đã đánh trống khai hội chùa Bái Đính. Tiếp đó, đại diện lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, các chức sắc đã dâng lục cúng, dâng hương bạch Phật, cầu nguyện cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Chùa Bái Đính cổ được xây dựng cách đây hàng nghìn năm, tọa lạc ngay trong hang động núi Đính, là một danh lam nổi tiếng của đất trời Cố đô. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, chùa Bái Đính cổ vẫn được trân trọng, giữ gìn cho đến ngày hôm nay. Để phát huy giá trị văn hóa Phật giáo, chùa Bái Đính đã được mở rộng, xây dựng mới, trở thành trung tâm tín ngưỡng lớn của cả nước. Chùa Bái Đính nằm trong Quần thể Danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và thiên nhiên thế giới.
Phần hội gồm các nghi thức rước kiệu bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn, Bà chúa Thượng Ngàn và kết thúc bằng lễ rước kiệu lên chùa cổ. Năm nay, trong khuôn viên chùa Bái Đính, Ban tổ chức đã khai mạc và mở cửa thung lũng hoa Bái Đính với chủ đề "Sắc hoa muôn màu", đón hàng nghìn du khách tham quan. Đây được coi là vườn hoa lớn nhất tỉnh Ninh Bình với nhiều loại hoa đặc sắc.
Lễ hội chùa Bái Đính Xuân Kỷ Hợi 2019 diễn ra từ nay đến hết tháng 3 Âm lịch./.
Tổng Giám đốc IMF cảnh báo nền kinh tế Anh sẽ lao dốc sau Brexit  (10/02/2019)
Thông điệp Liên bang 2019 đưa ra tầm nhìn, phương hướng chính sách đối nội, đối ngoại của Mỹ trong năm  (10/02/2019)
Phó Thủ tướng dự họp mặt truyền thống Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP. Hồ Chí Minh  (10/02/2019)
Đầu năm, người dân nô nức du Xuân  (09/02/2019)
Mỹ-Triều đàm phán tích cực chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh lần hai  (09/02/2019)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên