Việt Nam thực thi thành công nhiều chính sách nhân đạo
Phát biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 4-7 khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam để thị sát tình hình giải quyết các vấn đề liên quan đến người tỵ nạn, ông R.A. Hon cho rằng, Chính phủ cũng như chính quyền các địa phương Việt Nam đang giải quyết vấn đề người tỵ nạn bằng một nỗ lực nghiêm túc và đã thực thi thành công nhiều chính sách nhân đạo quan trọng.
Ông R.A.Hon đặc biệt quan tâm đến những chương trình do chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện để giúp đỡ nhiều người dân Cam-pu-chia nhập cư ổn định cuộc sống trên địa bàn như trợ giúp pháp lý về xác định quốc tịch và cấp giấy tờ tùy thân.
“Ở Gia Lai, chính quyền đã giúp những người hồi hương ổn định nơi ăn chốn ở, có việc làm. Họ đã được đối xử rất tốt”, ông R.A.Hon nhận xét sau khi đã gặp gỡ và trò chuyện trực tiếp với 12 người Thượng vừa hồi hương tại tỉnh Gia Lai trong chuyến thăm này.
Ông R.A.Hon khẳng định đây là những nỗ lực đặc biệt hữu ích cho người dân và cho cả Chính phủ. Nếu tiếp tục thực hiện thành công những điều này, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia điển hình cho việc thực hiện các chính sách nhân đạo, hỗ trợ người hồi hương và nhập cư.
Ông R.A.Hon cho biết cá nhân ông đã có được một cái nhìn sát thực về tình hình và lạc quan về những gì Chính phủ Việt Nam đang thực thi và hướng tới trong vấn đề nhân đạo, trong chủ trương tăng trưởng kinh tế trên nền tảng ổn định chính trị và nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Theo Trưởng Phái đoàn UNHCR tại Việt Nam Vũ Anh Sơn, từ năm 2005-2007, UNCHR đã thực hiện một chương trình trợ giúp cho Việt Nam nhằm hỗ trợ những người dân đã hồi hương ổn định cuộc sống. Khoảng 750.000 USD đã được tài trợ cho các dự án nhỏ, trực tiếp phục vụ những người hồi hương như xây dựng các trạm xá, trường tiểu học và mẫu giáo.
Sắp tới, UNHCR sẽ cùng Chính phủ Việt Nam và Cam-pu-chia giải quyết những vấn đề còn tồn tại bằng một kế hoạch hành động toàn diện hơn, trong đó Việt Nam sẽ được hỗ trợ cả về chính sách và các giải pháp chuyên môn./.
Lần đầu tiên có một Hội nghị G8 mở rộng  (07/07/2008)
Chia sẻ kinh nghiệm đàm phán gia nhập và thực thi cam kết WTO  (07/07/2008)
Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ 30-6 đến 6-7-2008)  (07/07/2008)
Nhật Bản, Mỹ hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu  (07/07/2008)
Đồng Tháp tiếp tục phát triển hợp tác xã nông nghiệp  (07/07/2008)
Bốn nhóm giải pháp nhằm ổn định thị trường ở Cà Mau  (07/07/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên