Những dấu ấn của ngành Tài nguyên và Môi trường trong năm 2018
TCCSĐT - Bằng nhiều nỗ lực, năm 2018, ngành Tài nguyên và Môi trường đã chủ động triển khai nhiệm vụ, thực hiện các giải pháp trên cơ sở bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, đặc biệt là các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội.
Do đó, trong năm 2018, toàn ngành đã đạt được những kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước. Đây chính là cơ sở vững chắc để toàn ngành bước vào năm mới 2019 với sự tự tin, góp phần dựng xây đất nước ngày một phồn thịnh.
Cụ thể hóa các Nghị quyết trong chỉ đạo điều hành
Năm 2018, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 01-01-2018 của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục đổi mới trong công tác chỉ đạo điều hành, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, kế hoạch trọng tâm đã đề ra.
Bộ đã hoàn thành việc tổng kết, sơ kết và điều chỉnh hầu hết các chủ trương, chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường để Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 36-KL/TW về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XI làm cơ sở để hoàn thiện các chính sách, pháp luật nhằm phát huy các nguồn lực tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho phát triển bền vững.
Toàn ngành triển khai hiệu quả việc thực hiện Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2018 của Quốc hội. Cụ thể, Bộ đã hoàn thành việc xây dựng, trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua dự án Luật Đo đạc và bản đồ; tập trung sửa đổi Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật sửa đổi nội dung về quy hoạch trong các Luật liên quan; trình Chính phủ Nghị định sửa đổi bổ sung các Nghị định quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường, trong đó giải quyết các vấn đề vướng mắc đặt ra trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay.
Quán triệt sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về lấy năm 2018 là năm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” làm trọng tâm hành động, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã theo sát tình hình thực tiễn, dự báo chính xác các xu thế, yêu cầu phát triển để tập trung chỉ đạo các vấn đề trọng tâm.
Trước hết, Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết tâm cải cách hành chính, giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn, tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản để đưa các nguồn lực tài nguyên vào phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chủ động trong giải quyết vấn đề môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm phát triển bền vững. Bộ cũng tập trung tổng kết, sơ kết đánh giá tình hình triển khai các chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, chiến lược để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chuẩn bị nền tảng, động lực cho phát triển những năm tiếp theo và giai đoạn mới.
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Một dấu ấn nổi bật của ngành Tài nguyên và Môi trường trong năm 2018 là tập trung tháo gỡ các rào cản, điểm nghẽn, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngành đã xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ; trong đó đề xuất bãi bỏ và đơn giản hóa 102/163 điều kiện đầu tư kinh doanh, chiếm khoảng 62,6%; cắt giảm 38/74 hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành, đạt 51,3%; bãi bỏ, đơn giản hóa 14/15 thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành (đạt 93,3%, vượt 43,3%).
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành việc kiện toàn tổ chức bộ máy của Bộ theo hướng tinh gọn, hiệu quả; trong đó đã giảm đầu mối và cán bộ cấp; đồng thời, quy định về số biên chế tối thiểu cho việc thành lập các phòng thuộc Bộ, số biên chế cần thiết cho việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp phòng để bảo đảm tổ chức bộ máy đơn vị gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, giảm tầng nấc trung gian, cải cách thủ tục hành chính; tăng cường công tác phối hợp giữa Trung ương và địa phương. Bộ mở rộng phạm vi theo dõi, đôn đốc việc triển khai nhiệm vụ giao cho các đơn vị, có chế tài xử lý gắn với trách nhiệm của người đứng đầu và cán bộ thực hiện đối với các nhiệm vụ chậm tiến độ. Bộ triển khai thực hiện phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ nhằm đổi mới, giảm gánh nặng hành chính, tiết kiệm chi phí trong thực hiện chế độ báo cáo theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ngành Tài nguyên và Môi trường cũng đã đổi mới trong công tác kế hoạch, tài chính, đầu tư, khoa học và công nghệ, ưu tiên cho việc sửa đổi, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường, thực hiện thanh tra, kiểm tra, công tác điều tra cơ bản; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hóa công sở; xây dựng kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài nguyên và Môi trường phiên bản 2.0; hệ thống kết nối, chia sẻ dữ liệu với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố. Hoàn thiện hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc, hệ thống một cửa, một cửa liên thông nhằm tăng cường cải cách hành chính, rút ngắn được thời gian luân chuyển hồ sơ, tiết kiệm chi phí.
Chuyển biến rõ rệt về quản lý nhà nước
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đôn đốc, chỉ đạo các địa phương tập trung hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tỷ lệ cấp lần đầu đạt trên 97,2% tổng diện tích các loại đất cần cấp); lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2016 - 2020 các cấp; việc sắp xếp đất đai của các nông lâm trường có sự chuyển biến; tình trạng lãng phí trong sử dụng đất đai đang từng bước được chỉ đạo giải quyết.
Quy trình vận hành liên hồ chứa tiếp tục được điều chỉnh, giúp tăng cường khả năng phòng tránh lũ lụt, hạn hán cho hạ du, góp phần điều chỉnh các cơ chế chính sách vận hành liên hồ, liên quan đến lưu vực các sông. Các vấn đề tồn tại như tình trạng lãng phí đất đai, chậm đưa đất vào sử dụng, khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai đã được tập trung giải quyết và đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác cấp phép tài nguyên khoáng sản tiếp tục chấn chỉnh, tình trạng khai thác cát, sỏi lòng sông từng bước được ngăn chặn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường còn triển khai lập quy hoạch, quản lý tài nguyên nước theo các các lưu vực sông lớn. Bước đầu thực hiện kinh tế hoá trong quản lý tài nguyên nước, coi nước là tài sản cần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả; quản lý chặt chẽ việc khai thác, sử dụng nguồn nước phục vụ đa mục tiêu, điều tiết nguồn nước cho sản xuất, giảm lũ, phát điện. Nghiên cứu các vấn đề mang tính chiến lược, đối sách trong chia sẻ nguồn nước xuyên biên giới nhất là trong hợp tác Mê Công trong bối cảnh an ninh nguồn nước đang và sẽ là thách thức lớn đối với đất nước.
Bộ tích cực triển khai công tác quản lý tổng hợp, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực biển và hải đảo, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải Biển Đông. Công tác bảo vệ môi trường đã có những chuyển biến tích cực; chủ động kiểm soát, phòng ngừa không để phát sinh các sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tập trung giải quyết phế liệu nhập khẩu; kiểm soát chặt chẽ các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao để đi vào vận hành đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Chú trọng lựa chọn, thu hút các dự án công nghệ cao, dự án có tỷ lệ đầu tư về môi trường lớn qua đó từng bước tiệm cận hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng tăng trưởng.
Công tác bảo vệ môi trường đã chuyển từ bị động giải quyết, khắc phục sang chủ động phòng ngừa; xu hướng suy giảm nhanh chất lượng môi trường đã được kiềm chế. Chất lượng công tác dự báo, cảnh báo thiên tai đã được nâng lên, độ chính xác trong bản tin dự báo bão của Việt Nam đã dần tiệm cận với trình độ dự báo bão của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới./.
Công tác đối ngoại năm 2018: Chủ động, sáng tạo, hiệu quả  (01/01/2019)
Quảng Ninh tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động  (01/01/2019)
“Thế giới nợ Việt Nam lời xin lỗi”  (01/01/2019)
Thắng lợi vĩ đại của tình đoàn kết truyền thống Việt Nam-Campuchia  (01/01/2019)
Nỗ lực đổi mới, sáng tạo, quyết liệt hành động, phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện kế hoạch năm 2019, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững  (01/01/2019)
Chào Năm mới 2019  (31/12/2018)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay