Lễ ra mắt và Phiên họp thứ nhất của Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020
22:18, ngày 24-12-2018
Chiều 24-12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ ra mắt Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020.
Trong phát biểu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, sau hơn 50 năm hình thành và phát triển, ASEAN đã rất thành công với vai trò, vị thế, uy tín ngày càng cao ở khu vực và trên thế giới.
Cộng đồng ASEAN ra đời năm 2015 đã trở thành “mái ấm an lành” cho người dân khu vực, nơi người dân được sống trong hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Chặng đường phát triển của ASEAN hơn 20 năm qua in đậm dấu ấn và đóng góp của Việt Nam.
Thủ tướng nhấn mạnh việc Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 có ý nghĩa quan trọng, vừa là trách nhiệm, vừa là cơ hội để nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
Năm 2020 cũng là một năm có nhiều dấu mốc lớn đối với cả Việt Nam và ASEAN.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn xác định ASEAN là ưu tiên hàng đầu, là “hòn đá tảng” trong ngoại giao đa phương. Đó cũng chính là tinh thần Chỉ thị số 25 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, kim chỉ nam cho hoạt động đối ngoại đa phương trong hơn 10 năm tới.
Việt Nam mong muốn tiếp tục đóng góp thực chất hơn nữa vào tiến trình xây dựng và phát triển Cộng đồng ASEAN đoàn kết, có vai trò trung tâm ở khu vực, hướng tới một ASEAN hài hòa, gắn kết, bản sắc, có khả năng thích ứng cao, ngày càng phát triển thịnh vượng, có vai trò và trách nhiệm trong giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Việt Nam coi trọng, trông đợi và sẵn sàng làm hết sức mình để Năm Chủ tịch ASEAN 2020 thành công.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu hàng đầu là thống nhất nhận thức về tầm quan trọng chiến lược của ASEAN và những cơ hội, lợi ích mà ASEAN mang lại, từ đó khơi dậy sự chủ động, sáng tạo, hợp tác, hành động.
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, cần khẩn trương trong công việc với tinh thần trách nhiệm cao, linh hoạt và sáng tạo trong triển khai, không chủ quan, không lơi lỏng, đặt mục tiêu hoàn thành trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020 với ba thành công: Thành công về nội dung; thành công trong bảo đảm an ninh, an toàn, trọng thị về lễ tân và thành công trong quảng bá hình ảnh, bản sắc, đất nước, con người Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN phát triển thịnh vượng.
Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 được thành lập theo Quyết định số 1743/QĐ-TTg ngày 14-12-2018 của Thủ tướng Chính phủ, có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, điều phối, hướng dẫn các bộ, cơ quan, địa phương về các lĩnh vực công tác có liên quan đến việc chuẩn bị và thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam năm 2020.
Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 gồm Chủ tịch là Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; ba Phó Chủ tịch là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; 25 thành viên khác là lãnh đạo các bộ, cơ quan tham gia hợp tác ASEAN.
Trực thuộc Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 có 5 tiểu ban (Tiểu ban Nội dung, tiểu ban Lễ tân, tiểu ban Vật chất-Hậu cần, tiểu ban Tuyên truyền-Văn hóa, tiểu ban An ninh-Y tế) và Ban Thư ký ASEAN Quốc gia 2020.
Sau Lễ ra mắt, Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 đã họp Phiên thứ nhất, dưới sự điều hành của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020.
Trọng tâm của Phiên họp là bàn các vấn đề liên quan đến kiện toàn bộ máy tổ chức, kế hoạch công tác của Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020, định hướng về lộ trình xây dựng chủ đề, các trọng tâm ưu tiên, lộ trình chuẩn bị và thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN 2020.
Các đại biểu đã trao đổi và cơ bản nhất trí về quy chế phối hợp và làm việc của Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020; dự kiến kế hoạch công tác của Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 với khoảng 9 phiên họp định kỳ từ nay đến hết tháng 12-2020; thống nhất cách tiếp cận và triển khai xây dựng định hướng chủ đề và trọng tâm ưu tiên cho Năm Chủ tịch ASEAN 2020 để các bộ, cơ quan liên quan có thể dần xúc tiến, xây dựng các ý tưởng, sáng kiến.
Ngoài ra, hội nghị cũng nhất trí về chủ trương, lộ trình tuyên truyền cho công tác chuẩn bị và thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, nhằm thông tin rộng rãi cho người dân trong nước về sự kiện quan trọng này, cũng như quảng bá hình ảnh đất nước, nâng cao vị thế Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu các định hướng và trọng tâm lớn Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 cần tiến hành thời gian tới; đề nghị các thành viên Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 quán triệt các nhiệm vụ được giao, coi việc chuẩn bị và thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 là một trong các ưu tiên hàng đầu nhằm bảo đảm ba thành công lớn như Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo./.
Cộng đồng ASEAN ra đời năm 2015 đã trở thành “mái ấm an lành” cho người dân khu vực, nơi người dân được sống trong hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Chặng đường phát triển của ASEAN hơn 20 năm qua in đậm dấu ấn và đóng góp của Việt Nam.
Thủ tướng nhấn mạnh việc Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 có ý nghĩa quan trọng, vừa là trách nhiệm, vừa là cơ hội để nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
Năm 2020 cũng là một năm có nhiều dấu mốc lớn đối với cả Việt Nam và ASEAN.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn xác định ASEAN là ưu tiên hàng đầu, là “hòn đá tảng” trong ngoại giao đa phương. Đó cũng chính là tinh thần Chỉ thị số 25 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, kim chỉ nam cho hoạt động đối ngoại đa phương trong hơn 10 năm tới.
Việt Nam mong muốn tiếp tục đóng góp thực chất hơn nữa vào tiến trình xây dựng và phát triển Cộng đồng ASEAN đoàn kết, có vai trò trung tâm ở khu vực, hướng tới một ASEAN hài hòa, gắn kết, bản sắc, có khả năng thích ứng cao, ngày càng phát triển thịnh vượng, có vai trò và trách nhiệm trong giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Việt Nam coi trọng, trông đợi và sẵn sàng làm hết sức mình để Năm Chủ tịch ASEAN 2020 thành công.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu hàng đầu là thống nhất nhận thức về tầm quan trọng chiến lược của ASEAN và những cơ hội, lợi ích mà ASEAN mang lại, từ đó khơi dậy sự chủ động, sáng tạo, hợp tác, hành động.
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, cần khẩn trương trong công việc với tinh thần trách nhiệm cao, linh hoạt và sáng tạo trong triển khai, không chủ quan, không lơi lỏng, đặt mục tiêu hoàn thành trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020 với ba thành công: Thành công về nội dung; thành công trong bảo đảm an ninh, an toàn, trọng thị về lễ tân và thành công trong quảng bá hình ảnh, bản sắc, đất nước, con người Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN phát triển thịnh vượng.
Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 được thành lập theo Quyết định số 1743/QĐ-TTg ngày 14-12-2018 của Thủ tướng Chính phủ, có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, điều phối, hướng dẫn các bộ, cơ quan, địa phương về các lĩnh vực công tác có liên quan đến việc chuẩn bị và thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam năm 2020.
Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 gồm Chủ tịch là Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; ba Phó Chủ tịch là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; 25 thành viên khác là lãnh đạo các bộ, cơ quan tham gia hợp tác ASEAN.
Trực thuộc Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 có 5 tiểu ban (Tiểu ban Nội dung, tiểu ban Lễ tân, tiểu ban Vật chất-Hậu cần, tiểu ban Tuyên truyền-Văn hóa, tiểu ban An ninh-Y tế) và Ban Thư ký ASEAN Quốc gia 2020.
Sau Lễ ra mắt, Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 đã họp Phiên thứ nhất, dưới sự điều hành của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020.
Trọng tâm của Phiên họp là bàn các vấn đề liên quan đến kiện toàn bộ máy tổ chức, kế hoạch công tác của Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020, định hướng về lộ trình xây dựng chủ đề, các trọng tâm ưu tiên, lộ trình chuẩn bị và thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN 2020.
Các đại biểu đã trao đổi và cơ bản nhất trí về quy chế phối hợp và làm việc của Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020; dự kiến kế hoạch công tác của Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 với khoảng 9 phiên họp định kỳ từ nay đến hết tháng 12-2020; thống nhất cách tiếp cận và triển khai xây dựng định hướng chủ đề và trọng tâm ưu tiên cho Năm Chủ tịch ASEAN 2020 để các bộ, cơ quan liên quan có thể dần xúc tiến, xây dựng các ý tưởng, sáng kiến.
Ngoài ra, hội nghị cũng nhất trí về chủ trương, lộ trình tuyên truyền cho công tác chuẩn bị và thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, nhằm thông tin rộng rãi cho người dân trong nước về sự kiện quan trọng này, cũng như quảng bá hình ảnh đất nước, nâng cao vị thế Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu các định hướng và trọng tâm lớn Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 cần tiến hành thời gian tới; đề nghị các thành viên Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 quán triệt các nhiệm vụ được giao, coi việc chuẩn bị và thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 là một trong các ưu tiên hàng đầu nhằm bảo đảm ba thành công lớn như Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo./.
Một số văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ  (24/12/2018)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp Chủ tịch Duma Quốc gia Nga  (24/12/2018)
Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị thông báo kết quả về Đảng đoàn Quốc hội  (24/12/2018)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 17 đến 23-12-2018)  (24/12/2018)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 17 đến ngày 23-12-2018  (24/12/2018)
VietinBank lần thứ 5 liên tiếp đạt giải Thương hiệu Quốc gia  (24/12/2018)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam