Nhìn lại quá trình xã hội hóa các hoạt động văn học, nghệ thuật ở Việt Nam từ khi ban hành chủ trương đến nay
TCCSĐT - Ngày 19-12-2018, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc “Nhìn lại quá trình xã hội hóa các hoạt động văn học, nghệ thuật ở Việt Nam từ khi ban hành chủ trương đến nay”.
Tham dự Hội thảo có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; đại diện các bộ, ban, ngành, các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, các văn nghệ sĩ trên cả nước cùng các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS,TS. Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn hóa, nghệ thuật Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Hội thảo, nêu rõ, Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ chính trị, ngày 16-6-2008, về “Tiếp tục xây dựng và phát trển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” và chuẩn bị sơ kết 5 năm Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09-6- 2014, của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “Xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đi vào cuộc sống, nhằm nhìn lại quá trình hơn 20 năm thực hiện chủ trương lớn của Đảng về xã hội hóa các hoạt động văn học, nghệ thuật. Hội thảo đã nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và của đông đảo các nhà hoạt động văn học, nghệ thuật, các văn nghệ sĩ trên cả nước và là một trong những hoạt động trọng tâm trong năm 2018 của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.
Xã hội hóa là chủ trương lớn, bao trùm trên nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa - xã hội, trong đó có văn học, nghệ thuật. Nghị quyết số 90-CP, ngày 21-8-1997, về “Phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa” được xem là dấu mốc quan trọng của tiến trình xã hội hóa. Sau hơn 20 năm thực hiện chủ trương này, hoạt động văn hóa, nghệ thuật đã có những thay đổi khá toàn diện từ phương thức tổ chức hoạt động đến đầu tư, sáng tạo, thẩm định, đánh giá, phát hành và quảng bá sản phẩm. Dù còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được quan tâm giải quyết ở tất cả các khâu, các lĩnh vực song không thể phủ nhận được rằng quá trình xã hội hóa đã đạt được những kết quả quan trong bước đầu, như kích thích tinh thần tự chủ, tiềm năng sáng tạo, huy động được các nguồn lực của toàn xã hội vào việc tạo ra các giá trị văn hóa, nghệ thuật đáp ứng nhu cầu tinh thần, thẩm mỹ của nhân dân lao động và yêu cầu phát triển đất nước. So với các thời kỳ trước, có thể xem đây là thời kỳ phát triển mới của văn hóa, nghệ thuật với nhiều mô hình, phương thức hoạt động đa dạng, thu hút được mọi nguồn lực xã hội để phát triển… Thực tiễn sôi động, phong phú và không kém phần phức tạp này đòi hỏi cần được tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm một cách kịp thời để tìm kiếm các bài học, mô hình, xác định nguyên lý cho sự phát triển văn học, nghệ thuật theo tinh thần Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị cùng các nghị quyết khác của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh đang triển khai thực hiện xã hội hóa.
Hội thảo đã diễn ra sôi nổi và tích cực với 70 tham luận và 15 ý kiến phát biểu, trao đổi, thảo luận của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu khoa học, lý luận và các văn nghệ sĩ đến từ các địa phương trên cả nước, tập trung vào 4 nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, sự khác biệt trong nhận thức về khái niệm “xã hội hóa” và chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn học, nghệ thuật ở các lĩnh vực, các địa phương và những hệ lụy nảy sinh.
Thứ hai, thực tiễn triển khai quá trình xã hội hóa các hoạt động văn học, nghệ thuật (bên cạnh những kết quả bước đầu thì quá trình triển khai còn bộc lộ nhiều lúng túng, bất cập, thiếu thống nhất; cách làm và phương thức hoạt động ở nhiều nơi còn tùy tiện; hệ thống thiết chế quản lý thiếu đồng bộ và chưa phù hợp; vai trò của Nhà nước và tư nhân chưa được xác định rõ ràng; tiêu chí đánh giá, thẩm định nghệ thuật chưa có và chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; chưa xác định được mô hình hợp lý để nhân rộng; xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực như thương mại hóa, nghiệp dư hóa; các giá trị truyền thống ít được đầu tư và có nguy cơ bị mai một; còn thiếu các tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao…).
Thứ ba, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập của quá trình xã hội hóa văn học, nghệ thuật thời gian qua (do tâm lý dựa dẫm, ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước; chủ trương chưa được thể chế hóa cụ thể, rõ ràng, chưa có chiến lược lâu dài và bước đi cụ thể; thực tiễn xã hội hóa phong phú, phức tạp nhưng chậm được tổng kết, đánh giá để rút kinh nghiệm và điều chỉnh; chưa có sự đầu tư nghiên cứu thích đáng về mặt lý luận; chưa tạo ra được mô hình tiêu biểu để nhân rộng; chưa coi trọng việc tổ chức khảo sát, trao đổi, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài…).
Thứ tư, vấn đề giải pháp để khắc phục những hạn chế, bất cập của quá trình xã hội hóa văn học, nghệ thuật trong hươn 20 năm qua (nhóm giải pháp về tăng cường lý luận nhằm tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động; nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, trong đó chú trọng khâu thể chế hóa, làm rõ vai trò của từng chủ thể; nhóm giải pháp về hoạt động thực tiễn như xây dựng mô hình, tổ chức nghiên cứu, tổng kết, đánh giá tham khảo kinh nghiệm…).
Tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam bày tỏ sự đồng tình với nhiều ý kiến tâm huyết và trách nhiệm của các nhà nghiên cứu, lý luận và các văn nghệ sĩ, đồng thời nhấn mạnh xã hội hóa không có nghĩa là nhà nước buông lỏng quản lý mà là giúp tăng cường các nguồn lực trong toàn xã hội, tăng cường vai trò của các hiệp hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp để phát triển văn hóa, nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho người dân, nhất là người dân ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Những bất cập của thực tiễn xã hội hóa văn học, nghệ thuật thời gian qua đòi hỏi chúng ta cần xem xét, khắc phục và điều chỉnh những điểm chưa phù hợp ở một số luật, nghị định liên quan nhằm tạo môi trường pháp lý phù hợp để thực hiện hiệu quả quá trình xã hội hóa văn học, nghệ thuật. Các ý kiến tham luận trong Hội thảo cần được ban tổ chức tập hợp, chọn lọc và đưa vào xây dựng một số nội dung trong “Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030” sắp tới./.
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 10 đến 16-12-2018)  (19/12/2018)
Phát huy vai trò nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa  (19/12/2018)
Đoàn cán bộ Tạp chí Alounmai (Lào) thăm và trao đổi nghiệp vụ với Tạp chí Cộng sản  (19/12/2018)
Hơn 1,5 tỷ đồng dành cho chủ thẻ Agribank  (19/12/2018)
Thành tựu kinh tế Trung Quốc sau 40 năm cải cách và mở cửa  (19/12/2018)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay