Tăng trách nhiệm của các bộ, ngành khi thực hiện Nghị quyết 19
20:12, ngày 12-12-2018
Chiều 12-12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh đã chủ trì cuộc của Hội đồng nhằm đánh giá sơ bộ 5 năm thực hiện Nghị quyết 19 và dự kiến một số nội dung của Nghị quyết 19-2019 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019, định hướng đến 2021.
Theo Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, kết quả triển khai Nghị quyết 19 thời gian qua, đặc biệt từ năm 2016 đến nay cho thấy, từ một số ít các bộ, ngành thực hiện, đến nay, hầu hết các bộ ngành, địa phương đã nhận thức rõ, tích cực thực hiện những nhiệm vụ, công việc được giao.
Nhiều chỉ số trụ cột đánh giá môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh được cải thiện, thăng hạng mạnh mẽ trong điều kiện kinh doanh, tiếp cận điện năng, thủ tục xây dựng, logistics, kiểm tra chuyên ngành, thuế, bảo hiểm…
Yếu tố quan trọng để thực hiện Nghị quyết 19 đạt kết quả tốt là sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu các bộ ngành, địa phương một cách liên tục, nhất quán gắn với giám sát, báo cáo cụ thể.
Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung dẫn chứng năm 2018 với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, việc cắt giảm, bãi bỏ điều kiện kinh doanh được nêu trong nhiều phiên họp Chính phủ và đến nay đã đạt mức 50%, tỷ lệ hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành cũng giảm còn 19,4%...
Nhiều ý kiến tại cuộc họp nhận định, Nghị quyết 19 đã trở thành “thương hiệu” quen thuộc, luôn được cộng đồng doanh nghiệp chờ đợi, đón nhận, đánh giá cao.
Được xây dựng dựa trên các bảng xếp hạng hàng năm của các tổ chức có uy tín trên thế giới như Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế thế giới, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới… qua từng năm, Nghị quyết 19 được xây dựng, từng bước mở rộng theo yêu cầu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị, thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa các chỉ số đang có thứ hạng cao, cần cải thiện những chỉ số liên quan đến những ngành như toà án, thuế…; quan trọng nhất là để việc triển khai Nghị quyết 19 hằng năm thực chất, là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường nêu thực tế, ở nhiều tỉnh, thành phố chưa cải thiện mạnh mẽ chỉ số môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh do công tác tham mưu của các sở ngành chưa tốt; do đó, rất cần thúc đẩy khâu này, trong đó có vai trò hướng dẫn của các bộ ngành Trung ương.
Tán thành với một trong những nhiệm vụ mới của dự thảo Nghị quyết 19 năm 2019, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho rằng: Cần đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.
Vấn đề thanh toán điện tử đặt ra trong Nghị quyết 19 năm 2019 là rất quan trọng và cấp bách nhất là trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, công nghệ tài chính (fintech).
Thanh toán điện tử cần nhìn nhận tổng thể từ ứng dụng công nghệ, phương thức thanh toán đến xây dựng khung khổ pháp lý, thay đổi nhận thức, quan điểm - Phó Thống đốc nói.
Hiện, nhiều dịch vụ công trực tuyến đang ở cấp độ 3 do còn thiếu thanh toán điện tử, vì vậy, việc đẩy mạnh thanh toán điện tử cũng góp phần đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.
Cùng đó, thanh toán điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến còn góp phần chống tham nhũng, tiêu cực, công khai, minh bạch, tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, người dân.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý thay đổi căn bản trong Nghị quyết 19 năm 2019 sẽ tập trung vào 4 nhóm nhiệm vụ cơ bản: Tiếp tục bãi bỏ, đơn giản hoá các quy định về điều kiện kinh doanh, thực thi đầy đủ, triệt để những cải cách đã thực hiện trong năm 2018; thực hiện cải cách toàn diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành và kết nối Cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia; đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4; hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Trong tổ chức thực hiện, các ý kiến cần làm rõ hướng dẫn của các bộ ngành xuống các sở, ngành ở địa phương để triển khai vì vẫn có cách hiểu việc nâng cao các chỉ số môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh tại địa phương chủ yếu do Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện.
Các bộ, ngành cũng cần chủ động đề xuất các "điểm nhấn" trong nhóm nhiệm vụ, công việc, lĩnh vực thuộc bộ, ngành mình. Đây là nhiệm vụ mới, phải tập trung làm cho bằng được, chứ không chỉ đặt ra chung chung - Phó Thủ tướng chỉ rõ.
Phó Thủ tướng yêu cầu cần tăng trách nhiệm, sự chủ động của các bộ, ngành khi thực hiện Nghị quyết 19. Đồng thời, Hội đồng cần tiếp tục phát huy vai trò của cơ quan tham mưu, xây dựng dự thảo Nghị quyết 19 hằng năm để Chính phủ ban hành, chỉ đạo các bộ ngành, địa phương thực hiện./.
Nhiều chỉ số trụ cột đánh giá môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh được cải thiện, thăng hạng mạnh mẽ trong điều kiện kinh doanh, tiếp cận điện năng, thủ tục xây dựng, logistics, kiểm tra chuyên ngành, thuế, bảo hiểm…
Yếu tố quan trọng để thực hiện Nghị quyết 19 đạt kết quả tốt là sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu các bộ ngành, địa phương một cách liên tục, nhất quán gắn với giám sát, báo cáo cụ thể.
Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung dẫn chứng năm 2018 với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, việc cắt giảm, bãi bỏ điều kiện kinh doanh được nêu trong nhiều phiên họp Chính phủ và đến nay đã đạt mức 50%, tỷ lệ hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành cũng giảm còn 19,4%...
Nhiều ý kiến tại cuộc họp nhận định, Nghị quyết 19 đã trở thành “thương hiệu” quen thuộc, luôn được cộng đồng doanh nghiệp chờ đợi, đón nhận, đánh giá cao.
Được xây dựng dựa trên các bảng xếp hạng hàng năm của các tổ chức có uy tín trên thế giới như Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế thế giới, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới… qua từng năm, Nghị quyết 19 được xây dựng, từng bước mở rộng theo yêu cầu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị, thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa các chỉ số đang có thứ hạng cao, cần cải thiện những chỉ số liên quan đến những ngành như toà án, thuế…; quan trọng nhất là để việc triển khai Nghị quyết 19 hằng năm thực chất, là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường nêu thực tế, ở nhiều tỉnh, thành phố chưa cải thiện mạnh mẽ chỉ số môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh do công tác tham mưu của các sở ngành chưa tốt; do đó, rất cần thúc đẩy khâu này, trong đó có vai trò hướng dẫn của các bộ ngành Trung ương.
Tán thành với một trong những nhiệm vụ mới của dự thảo Nghị quyết 19 năm 2019, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho rằng: Cần đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.
Vấn đề thanh toán điện tử đặt ra trong Nghị quyết 19 năm 2019 là rất quan trọng và cấp bách nhất là trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, công nghệ tài chính (fintech).
Thanh toán điện tử cần nhìn nhận tổng thể từ ứng dụng công nghệ, phương thức thanh toán đến xây dựng khung khổ pháp lý, thay đổi nhận thức, quan điểm - Phó Thống đốc nói.
Hiện, nhiều dịch vụ công trực tuyến đang ở cấp độ 3 do còn thiếu thanh toán điện tử, vì vậy, việc đẩy mạnh thanh toán điện tử cũng góp phần đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.
Cùng đó, thanh toán điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến còn góp phần chống tham nhũng, tiêu cực, công khai, minh bạch, tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, người dân.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý thay đổi căn bản trong Nghị quyết 19 năm 2019 sẽ tập trung vào 4 nhóm nhiệm vụ cơ bản: Tiếp tục bãi bỏ, đơn giản hoá các quy định về điều kiện kinh doanh, thực thi đầy đủ, triệt để những cải cách đã thực hiện trong năm 2018; thực hiện cải cách toàn diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành và kết nối Cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia; đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4; hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Trong tổ chức thực hiện, các ý kiến cần làm rõ hướng dẫn của các bộ ngành xuống các sở, ngành ở địa phương để triển khai vì vẫn có cách hiểu việc nâng cao các chỉ số môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh tại địa phương chủ yếu do Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện.
Các bộ, ngành cũng cần chủ động đề xuất các "điểm nhấn" trong nhóm nhiệm vụ, công việc, lĩnh vực thuộc bộ, ngành mình. Đây là nhiệm vụ mới, phải tập trung làm cho bằng được, chứ không chỉ đặt ra chung chung - Phó Thủ tướng chỉ rõ.
Phó Thủ tướng yêu cầu cần tăng trách nhiệm, sự chủ động của các bộ, ngành khi thực hiện Nghị quyết 19. Đồng thời, Hội đồng cần tiếp tục phát huy vai trò của cơ quan tham mưu, xây dựng dự thảo Nghị quyết 19 hằng năm để Chính phủ ban hành, chỉ đạo các bộ ngành, địa phương thực hiện./.
Chúc mừng Giáng sinh các chức sắc Công giáo, Tin lành ở Hà Nội  (12/12/2018)
Xây dựng Nghị quyết thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2019 theo tinh thần đột phá, dám nghĩ, dám làm  (12/12/2018)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 03 đến ngày 09-12-2018)  (12/12/2018)
Hòa Bình cần tận dụng Thủ đô để phát triển  (11/12/2018)
Tập đoàn Clermont mong muốn có nhiều đóng góp tại Việt Nam  (11/12/2018)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam