Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bắt đầu thăm chính thức Hàn Quốc
Lúc 12 giờ 20 phút ngày 04-12 (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến sân bay Gim Hae, thành phố Busan, bắt đầu thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 04 đến 07-12 theo lời mời của ngài Moon Hee Sang, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc.
Đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tại sân bay có Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Kim Do-hyon; Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Nguyễn Vũ Tú; Phó Thị trưởng thành phố Busan Yoo Jae-soo; Phó Vụ trưởng Vụ Đối ngoại và Lễ tân, Ban Thư ký Quốc hội Hàn Quốc Ju Taegyun; Tổng Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Busan-Kyeongnam, ông Park Su Kwan; đại diện Hội người Việt, Hội sinh viên Việt Nam, một số cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và một số trí thức, doanh nghiệp Hàn Quốc tại thành phố Busan.
Việt Nam - Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 22-12-1992. Tháng 8-2001, hai nước ra Tuyên bố chung về “Quan hệ đối tác toàn diện thế kỷ 21” nhân chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Tháng 10-2009, quan hệ hai nước được nâng cấp lên thành Đối tác hợp tác chiến lược nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak. Điều đó khẳng định ý chí và quyết tâm chính trị của lãnh đạo cũng như nhân dân hai nước, tạo cơ sở chính trị quan trọng đưa quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc phát triển ở tầm cao mới trên tất cả các lĩnh vực.
Hàn Quốc là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ nhất về đầu tư, thứ hai về ODA (sau Nhật Bản), thứ ba về thương mại (sau Trung Quốc và Liên minh châu Âu).
Các cơ chế hợp tác song phương tiếp tục được duy trì như Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật Việt Nam - Hàn Quốc, Ủy ban hỗn hợp cấp bộ trưởng về hợp tác trong lĩnh vực điện hạt nhân, năng lượng và công nghiệp.
Trong 10 tháng đầu năm 2018, kim ngạch thương mại hai nước đạt 54,2 tỷ USD. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực từ ngày 20-12-2015, tạo động lực mới trong việc góp phần thực hiện mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên mức 100 tỷ USD vào năm 2020 theo thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước ký vào tháng 3-2018.
Tính lũy kế đến tháng 10-2018, trong tổng số 128 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, Hàn Quốc đứng thứ nhất, có 7.323 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 62,1 tỷ USD (chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư).
Bên cạnh hợp tác hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, Việt Nam và Hàn Quốc còn là những đối tác quan trọng có đóng góp tích cực trong các diễn đàn, khuôn khổ hợp tác đa phương của khu vực và quốc tế. Quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc duy trì đà phát triển mạnh mẽ, toàn diện và ngày càng đi vào chiều sâu; trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao giữa hai nước được duy trì thường xuyên.
Quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Hàn Quốc không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp.
Vào tháng 7-2013, nhân chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, hai bên đã ký thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội.
Chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự coi trọng quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc và mong muốn phát triển mối quan hệ lên tầm cao mới; cùng với đó là khẳng định sự ủng hộ chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc và triển khai thực hiện Thỏa thuận hợp tác đã ký giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Hàn Quốc, nhằm đưa mối quan hệ giữa hai cơ quan lập pháp phát triển trên cả bình diện song phương và đa phương./.
Phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp Việt Nam - Campuchia  (04/12/2018)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lên đường thăm Hàn Quốc  (04/12/2018)
Thông báo kết quả thẩm tra Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường  (04/12/2018)
Thành phố Hồ Chí Minh: Tập trung giải quyết những bức xúc trong xã hội  (04/12/2018)
Thành phố Hồ Chí Minh: Tập trung giải quyết những bức xúc trong xã hội  (04/12/2018)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 26-11 đến ngày 02-12-2018)  (04/12/2018)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên