Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp thường kỳ Chính phủ
22:27, ngày 03-12-2018
TCCSĐT - Ngày 03-12, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 11 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Phiên họp diễn ra trong 1 ngày với nội dung trọng tâm là thảo luận tình hình kinh tế-xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2018; dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2019. Chính phủ cũng thảo luận những biện pháp bảo đảm phục vụ tốt Tết Nguyên đán 2019.
Phát biểu khai mạc phiên họp, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội năm 2019 (Nghị quyết 01/CP), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc định hướng “làm sao tinh thần dân tộc sẽ được khơi dậy ngay từ đầu năm, để chúng ta quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Quốc hội, toàn dân giao phó”.
Đề nghị các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận để tiếp tục lấy ý kiến vào văn kiện quan trọng này tại Hội nghị Chính phủ và các địa phương vào cuối tháng 12, Thủ tướng cũng chỉ đạo cần đổi mới công tác điều hành, khắc phục nhược điểm mà Quốc hội, nhân dân đã đặt ra.
“Nghị quyết 01 cần phải toát lên được tinh thần đổi mới lan tỏa”, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ đóng góp ý kiến, đặc biệt là một số vấn đề quan trọng.
Thủ tướng cũng lưu ý đến việc thảo luận, đưa ra hướng giải quyết một số vấn đề bức xúc liên quan đến khiếu kiện của nhân dân. Đáng chú ý, Thủ tướng thông báo đã quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt, do Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phụ trách, cùng sự tham gia của lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương, để tập trung xử lý một số vụ việc nổi cộm hiện nay.
Lưu ý đến công tác chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, Thủ tướng chỉ đạo cần bảo đảm vấn đề cung ứng điện; tăng cường việc phòng, chống xâm nhập dịch tả lợn châu Phi. Đặc biệt, nhắc đến vụ việc mới đây, Công an Thanh Hóa triệt phá băng nhóm tội phạm về “tín dụng đen” với quy mô 26 chi nhánh tại 63 tỉnh, thành phố, Thủ tướng yêu cầu xử lý mạnh mẽ hơn nữa loại hình tội phạm này, nhất là vào dịp Tết, bởi đây là vấn đề bức xúc xã hội cần có biện pháp quyết liệt để loại trừ.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Lạm phát được kiểm soát. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 giảm 0,29% (mức giảm thấp nhất trong 9 năm), bình quân tăng 3,59%.
Xuất siêu ở mức kỷ lục 6,8 tỷ USD. Thành lập mới doanh nghiệp tiếp tục tăng mạnh. 11 tháng có trên 121.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với vốn đăng ký tăng 9,1%; tổng vốn đăng ký mới và bổ sung đạt trên 3,4 triệu tỷ đồng. Gần 32.000 doanh nghiệp trở lại hoạt động. Khách quốc tế 11 tháng đạt hơn 14 triệu lượt, tăng 21,3%.
Tại phiên họp, Chính phủ sẽ nghe, cho ý kiến về việc giao kế hoạch vốn năm 2018 cho công tác chuẩn bị đầu tư các dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam có quyết định và dự toán chuẩn bị đầu tư sau ngày 31-10-2017; tình hình ban hành các văn bản quy định chi tiết; các văn bản cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh; kết quả kiểm tra của Tổ Công tác của Thủ tướng tháng 11-2018; báo cáo thẩm tra Đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, khen thưởng; Báo cáo thẩm tra Dự thảo Nghị định về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng…
Chiều cùng ngày, kết luận Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra 3 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tháng cuối năm với mục tiêu cao nhất là hoàn thành, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế xã hội của năm 2018, tạo đà mạnh mẽ cho việc thực hiện kế hoạch năm 2019.
Thông tin về những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới và những tồn tại cần khắc phục từ trong nước, Thủ tướng đánh giá cao các cấp, các ngành đã chủ động có đối sách phù hợp, kịp thời, “cả hệ thống vận hành khá trơn tru.” Nhờ đó tình hình kinh tế xã hội tháng 11 đạt kết quả tốt, góp phần vào việc hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ của năm 2018.
Thủ tướng biểu dương Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre đã có phương án tốt ứng phó với bão số 9 vừa qua. Thủ tướng cũng ghi nhận việc tổ chức tốt Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo không khí sôi nổi, gần gũi, thi đua lao động sản xuất trong toàn dân tháng 11 vừa qua trên địa bàn cả nước.
Thông tin về những chỉ số đánh giá tích cực của các tổ chức quốc tế đối với kết quả tăng trưởng Việt Nam, Thủ tướng cho biết, tình hình sản xuất kinh doanh của Việt Nam đang phát triển tốt, niềm tin doanh nghiệp ngày càng mạnh mẽ, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội thời gian đến.
Mặc dù vậy, Thủ tướng vẫn lưu ý không được chủ quan mà cần kiên định quyết liệt thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, đẩy mạnh cải cách hành chính, xử lý các hạn chế tồn tại, bất cập…
Thủ tướng cũng chỉ ra những điểm hạn chế, tồn tại cần khắc phục như: Giải ngân còn tồn tại ở các cấp, các ngành, địa phương. Cùng với đó là nhiều vấn đề yếu kém mà Quốc hội đã nêu ra như trên nóng, dưới lạnh, xa dân, tình trạng tham nhũng vặt, sợ trách nhiệm, vấn đề an ninh, an toàn cho người dân…
“Điều quan trọng là phải có ý thức dân tộc quy tụ lòng người, đoàn kết tiến bước trong thời kỳ còn nhiều khó khăn thách thức,” Thủ tướng nói và đề nghị các cấp, các ngành, địa phương “kiên trì bảo vệ lợi ích chiến lược của đất nước; có khát vọng vươn lên ở các cấp, các ngành, lan tỏa đến cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và toàn dân”. Đổi mới tư duy, xóa bỏ những quan điểm cũ, lạc hậu, ỷ lại, trông chờ.
Hoan nghênh và khuyến khích mọi sự đổi mới sáng tạo, áp dụng công nghệ làm giàu cho mình và đất nước, Thủ tướng nói và chỉ đạo vấn đề này cần được chú trọng không chỉ trong tháng cuối năm 2018 mà cả năm 2019.
Về những nhiệm vụ tháng cuối năm, Thủ tướng đặt ra 3 nhiệm vụ; trong đó nội dung quan trọng là hoàn thiện dự thảo Nghị quyết 01 với chất lượng cao nhất.
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương làm tốt nhiệm vụ tổng kết năm theo hướng tránh bệnh thành tích, đánh giá thực chất, thấy được những tồn tại, bất cập, công tác phối hợp trong toàn hệ thống; phân tích nguyên nhân để rút kinh nghiệm và có biện pháp thực hiện tốt hơn trong năm 2019.
Đối với công tác xây dựng Nghị quyết 01 của Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành chuẩn bị kỹ các nội dung; tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi để hoàn thiện dự thảo theo hướng phát huy thành tựu đã đạt được và khắc phục những điểm còn hạn chế; khẳng định, “một tinh thần cách mạng, quyết tâm cao của Chính phủ” trong việc hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ năm 2019 sắp tới.
Nhấn mạnh vai trò của Bộ trưởng, các Tư lệnh ngành, thành viên của Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu xây dựng Nghị quyết 01 của Chính phủ trên tinh thần cụ thể hóa Nghị quyết Quốc hội, của Trung ương, bám sát các nội dung, mục tiêu mà Quốc hội giao để có hướng phấn đấu cao hơn thành tích năm 2018.
“Mức phấn đấu tối thiểu phải là tăng trưởng GDP ở mức 6,8%,” Thủ tướng nêu rõ và yêu cầu Nghị quyết phải giải quyết các điểm nghẽn trong phát triển kinh tế - xã hội; trong đó không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn 2018 mà còn phải bảo đảm vững chắc ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm chất lượng tăng trưởng.
Điều mà nhân dân mong muốn chúng ta đó là chất lượng tăng trưởng và xử lý những vấn đề bất cập của xã hội, Thủ tướng nói và mong muốn các bộ, ngành “phải có những đột phá, dám nghĩ, dám làm, đổi mới sáng tạo, có khát vọng vươn lên” nhất là tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống.
Về nhiệm vụ bảo đảm tốt Tết Nguyên đán 2019 cho nhân dân, Thủ tướng đề nghị thúc đẩy mạnh mẽ phát triển sản xuất kinh doanh dịp cuối năm; chú trọng lo Tết cho nhân dân về mọi mặt, nhất là về hàng hóa, quản lý giá cả; làm tốt việc hỗ trợ Tết cho người có công, gia đình chính sách.
Đi đôi với đó, cần chú ý đến nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông; mở các đợt cao điểm phòng, chống tội phạm, phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Thủ tướng tán thành với đề nghị đẩy mạnh cải cách, xây dựng thể chế. Theo đó, Người đứng đầu Chính phủ tiếp tục yêu cầu tháo gỡ những vấn đề ràng buộc do thể chế, nâng cao chất lượng của thể chế; khắc phục các rào cản. Đồng thời với đó là tổ chức nghiêm minh việc thực thi pháp luật trong phạm vi quốc gia. “Những vấn đề liên quan đến dân cần thảo luận kỹ trước khi đưa ra lấy ý kiến”, Thủ tướng chỉ đạo.
Cũng liên quan đến những nhiệm vụ cuối năm, Thủ tướng chỉ đạo cần làm tốt công tác bảo đảm cung cầu cho thị trường, khắc phục khâu yếu trong công tác phối hợp giữa quản lý thị trường và các ngành chức năng; đảm bảo nguồn vốn tín dụng, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của nền kinh tế dịp cuối năm.
Thủ tướng nhắc lại yêu cầu xử lý nghiêm tội phạm “tín dụng đen”; đưa “tín dụng đen” ra khỏi đời sống xã hội. Trong vấn đề này cần nâng cao vai trò của các tổ chức tín dụng, ngân hàng; đẩy mạnh kết nối lĩnh vực ngân hàng trong cơ chế một cửa quốc gia để nâng cao khả năng tiếp cận vốn của người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng yêu cầu quyết liệt chỉ đạo chống thất thu thuế, bảo đảm định mức thu đề ra; tăng cường kiểm tra giá phí, lệ phí dịp cuối năm; đôn đốc giải ngân 100% dự án đầu tư công, nhất là các dự án lớn đi đôi với phòng, chống lãng phí, tham nhũng, lợi ích nhóm.
Đặc biệt Thủ tướng yêu cầu ngành Công Thương bảo đảm nguồn cung điện dịp cuối năm và năm 2019; kiên quyết không để tình trạng thiếu điện xảy ra. Bên cạnh đó là chú ý bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng nhắc lại yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của Tổ công tác đặc biệt do Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình phụ trách để tiến hành kiểm tra các địa phương có tình trạng chậm trễ trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân và doanh nghiệp và trực tiếp chủ trì giải quyết một số vụ việc khiếu nại tố cáo tồn đọng, kéo dài./.
Đề nghị các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận để tiếp tục lấy ý kiến vào văn kiện quan trọng này tại Hội nghị Chính phủ và các địa phương vào cuối tháng 12, Thủ tướng cũng chỉ đạo cần đổi mới công tác điều hành, khắc phục nhược điểm mà Quốc hội, nhân dân đã đặt ra.
“Nghị quyết 01 cần phải toát lên được tinh thần đổi mới lan tỏa”, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ đóng góp ý kiến, đặc biệt là một số vấn đề quan trọng.
Thủ tướng cũng lưu ý đến việc thảo luận, đưa ra hướng giải quyết một số vấn đề bức xúc liên quan đến khiếu kiện của nhân dân. Đáng chú ý, Thủ tướng thông báo đã quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt, do Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phụ trách, cùng sự tham gia của lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương, để tập trung xử lý một số vụ việc nổi cộm hiện nay.
Lưu ý đến công tác chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, Thủ tướng chỉ đạo cần bảo đảm vấn đề cung ứng điện; tăng cường việc phòng, chống xâm nhập dịch tả lợn châu Phi. Đặc biệt, nhắc đến vụ việc mới đây, Công an Thanh Hóa triệt phá băng nhóm tội phạm về “tín dụng đen” với quy mô 26 chi nhánh tại 63 tỉnh, thành phố, Thủ tướng yêu cầu xử lý mạnh mẽ hơn nữa loại hình tội phạm này, nhất là vào dịp Tết, bởi đây là vấn đề bức xúc xã hội cần có biện pháp quyết liệt để loại trừ.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Lạm phát được kiểm soát. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 giảm 0,29% (mức giảm thấp nhất trong 9 năm), bình quân tăng 3,59%.
Xuất siêu ở mức kỷ lục 6,8 tỷ USD. Thành lập mới doanh nghiệp tiếp tục tăng mạnh. 11 tháng có trên 121.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với vốn đăng ký tăng 9,1%; tổng vốn đăng ký mới và bổ sung đạt trên 3,4 triệu tỷ đồng. Gần 32.000 doanh nghiệp trở lại hoạt động. Khách quốc tế 11 tháng đạt hơn 14 triệu lượt, tăng 21,3%.
Tại phiên họp, Chính phủ sẽ nghe, cho ý kiến về việc giao kế hoạch vốn năm 2018 cho công tác chuẩn bị đầu tư các dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam có quyết định và dự toán chuẩn bị đầu tư sau ngày 31-10-2017; tình hình ban hành các văn bản quy định chi tiết; các văn bản cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh; kết quả kiểm tra của Tổ Công tác của Thủ tướng tháng 11-2018; báo cáo thẩm tra Đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, khen thưởng; Báo cáo thẩm tra Dự thảo Nghị định về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng…
Chiều cùng ngày, kết luận Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra 3 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tháng cuối năm với mục tiêu cao nhất là hoàn thành, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế xã hội của năm 2018, tạo đà mạnh mẽ cho việc thực hiện kế hoạch năm 2019.
Thông tin về những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới và những tồn tại cần khắc phục từ trong nước, Thủ tướng đánh giá cao các cấp, các ngành đã chủ động có đối sách phù hợp, kịp thời, “cả hệ thống vận hành khá trơn tru.” Nhờ đó tình hình kinh tế xã hội tháng 11 đạt kết quả tốt, góp phần vào việc hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ của năm 2018.
Thủ tướng biểu dương Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre đã có phương án tốt ứng phó với bão số 9 vừa qua. Thủ tướng cũng ghi nhận việc tổ chức tốt Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo không khí sôi nổi, gần gũi, thi đua lao động sản xuất trong toàn dân tháng 11 vừa qua trên địa bàn cả nước.
Thông tin về những chỉ số đánh giá tích cực của các tổ chức quốc tế đối với kết quả tăng trưởng Việt Nam, Thủ tướng cho biết, tình hình sản xuất kinh doanh của Việt Nam đang phát triển tốt, niềm tin doanh nghiệp ngày càng mạnh mẽ, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội thời gian đến.
Mặc dù vậy, Thủ tướng vẫn lưu ý không được chủ quan mà cần kiên định quyết liệt thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, đẩy mạnh cải cách hành chính, xử lý các hạn chế tồn tại, bất cập…
Thủ tướng cũng chỉ ra những điểm hạn chế, tồn tại cần khắc phục như: Giải ngân còn tồn tại ở các cấp, các ngành, địa phương. Cùng với đó là nhiều vấn đề yếu kém mà Quốc hội đã nêu ra như trên nóng, dưới lạnh, xa dân, tình trạng tham nhũng vặt, sợ trách nhiệm, vấn đề an ninh, an toàn cho người dân…
“Điều quan trọng là phải có ý thức dân tộc quy tụ lòng người, đoàn kết tiến bước trong thời kỳ còn nhiều khó khăn thách thức,” Thủ tướng nói và đề nghị các cấp, các ngành, địa phương “kiên trì bảo vệ lợi ích chiến lược của đất nước; có khát vọng vươn lên ở các cấp, các ngành, lan tỏa đến cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và toàn dân”. Đổi mới tư duy, xóa bỏ những quan điểm cũ, lạc hậu, ỷ lại, trông chờ.
Hoan nghênh và khuyến khích mọi sự đổi mới sáng tạo, áp dụng công nghệ làm giàu cho mình và đất nước, Thủ tướng nói và chỉ đạo vấn đề này cần được chú trọng không chỉ trong tháng cuối năm 2018 mà cả năm 2019.
Về những nhiệm vụ tháng cuối năm, Thủ tướng đặt ra 3 nhiệm vụ; trong đó nội dung quan trọng là hoàn thiện dự thảo Nghị quyết 01 với chất lượng cao nhất.
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương làm tốt nhiệm vụ tổng kết năm theo hướng tránh bệnh thành tích, đánh giá thực chất, thấy được những tồn tại, bất cập, công tác phối hợp trong toàn hệ thống; phân tích nguyên nhân để rút kinh nghiệm và có biện pháp thực hiện tốt hơn trong năm 2019.
Đối với công tác xây dựng Nghị quyết 01 của Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành chuẩn bị kỹ các nội dung; tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi để hoàn thiện dự thảo theo hướng phát huy thành tựu đã đạt được và khắc phục những điểm còn hạn chế; khẳng định, “một tinh thần cách mạng, quyết tâm cao của Chính phủ” trong việc hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ năm 2019 sắp tới.
Nhấn mạnh vai trò của Bộ trưởng, các Tư lệnh ngành, thành viên của Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu xây dựng Nghị quyết 01 của Chính phủ trên tinh thần cụ thể hóa Nghị quyết Quốc hội, của Trung ương, bám sát các nội dung, mục tiêu mà Quốc hội giao để có hướng phấn đấu cao hơn thành tích năm 2018.
“Mức phấn đấu tối thiểu phải là tăng trưởng GDP ở mức 6,8%,” Thủ tướng nêu rõ và yêu cầu Nghị quyết phải giải quyết các điểm nghẽn trong phát triển kinh tế - xã hội; trong đó không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn 2018 mà còn phải bảo đảm vững chắc ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm chất lượng tăng trưởng.
Điều mà nhân dân mong muốn chúng ta đó là chất lượng tăng trưởng và xử lý những vấn đề bất cập của xã hội, Thủ tướng nói và mong muốn các bộ, ngành “phải có những đột phá, dám nghĩ, dám làm, đổi mới sáng tạo, có khát vọng vươn lên” nhất là tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống.
Về nhiệm vụ bảo đảm tốt Tết Nguyên đán 2019 cho nhân dân, Thủ tướng đề nghị thúc đẩy mạnh mẽ phát triển sản xuất kinh doanh dịp cuối năm; chú trọng lo Tết cho nhân dân về mọi mặt, nhất là về hàng hóa, quản lý giá cả; làm tốt việc hỗ trợ Tết cho người có công, gia đình chính sách.
Đi đôi với đó, cần chú ý đến nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông; mở các đợt cao điểm phòng, chống tội phạm, phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Thủ tướng tán thành với đề nghị đẩy mạnh cải cách, xây dựng thể chế. Theo đó, Người đứng đầu Chính phủ tiếp tục yêu cầu tháo gỡ những vấn đề ràng buộc do thể chế, nâng cao chất lượng của thể chế; khắc phục các rào cản. Đồng thời với đó là tổ chức nghiêm minh việc thực thi pháp luật trong phạm vi quốc gia. “Những vấn đề liên quan đến dân cần thảo luận kỹ trước khi đưa ra lấy ý kiến”, Thủ tướng chỉ đạo.
Cũng liên quan đến những nhiệm vụ cuối năm, Thủ tướng chỉ đạo cần làm tốt công tác bảo đảm cung cầu cho thị trường, khắc phục khâu yếu trong công tác phối hợp giữa quản lý thị trường và các ngành chức năng; đảm bảo nguồn vốn tín dụng, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của nền kinh tế dịp cuối năm.
Thủ tướng nhắc lại yêu cầu xử lý nghiêm tội phạm “tín dụng đen”; đưa “tín dụng đen” ra khỏi đời sống xã hội. Trong vấn đề này cần nâng cao vai trò của các tổ chức tín dụng, ngân hàng; đẩy mạnh kết nối lĩnh vực ngân hàng trong cơ chế một cửa quốc gia để nâng cao khả năng tiếp cận vốn của người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng yêu cầu quyết liệt chỉ đạo chống thất thu thuế, bảo đảm định mức thu đề ra; tăng cường kiểm tra giá phí, lệ phí dịp cuối năm; đôn đốc giải ngân 100% dự án đầu tư công, nhất là các dự án lớn đi đôi với phòng, chống lãng phí, tham nhũng, lợi ích nhóm.
Đặc biệt Thủ tướng yêu cầu ngành Công Thương bảo đảm nguồn cung điện dịp cuối năm và năm 2019; kiên quyết không để tình trạng thiếu điện xảy ra. Bên cạnh đó là chú ý bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng nhắc lại yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của Tổ công tác đặc biệt do Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình phụ trách để tiến hành kiểm tra các địa phương có tình trạng chậm trễ trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân và doanh nghiệp và trực tiếp chủ trì giải quyết một số vụ việc khiếu nại tố cáo tồn đọng, kéo dài./.
Hợp tác giữa Việt Nam và OECD ngày càng đi vào thực chất  (03/12/2018)
Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết Kỷ Hợi 2019  (03/12/2018)
Chống chạy chức, chạy quyền, chống tiêu cực trong công tác cán bộ  (03/12/2018)
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Việt Nam coi trọng quan hệ với Hàn Quốc  (03/12/2018)
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11-2018  (03/12/2018)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 26-11 đến ngày 02-12-2018  (03/12/2018)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên