Biểu quyết 5 Luật và thảo luận dự án Luật Thi hành án hình sự sửa đổi
17:01, ngày 19-11-2018
TCCSĐT - Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 19-11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi). Chiều cùng ngày Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đặc xá (sửa đổi); Luật Trồng trọt; Luật Chăn nuôi; Luật Cảnh sát biển Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Buổi sáng, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi).
Bảo đảm chất lượng và tính khả thi
Các đại biểu nhấn mạnh đây là dự án Luật rất quan trọng nhằm bảo đảm thực thi Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và các đạo luật khác về tư pháp; bảo đảm thực thi các phán quyết của Tòa án trên thực tế.
Bên cạnh đó, dự án Luật Thi hành hình sự (sửa đổi) có tính chất phức tạp, phạm vi điều chỉnh rộng, tác động trực tiếp đến đời sống, an ninh xã hội. Vì vậy, đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình), Nguyễn Tạo (Lâm Đồng), Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng), Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng), Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An)... đề nghị xem xét, thông qua dự án Luật theo quy trình 3 kỳ họp, nhằm bảo đảm chất lượng và tính khả thi.
Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An) nêu rõ nếu theo quy trình 3 kỳ họp thì đến năm 2019 dự án Luật mới được thông qua và sớm nhất là đến tháng 12-2019 mới có hiệu lực.
Trong khi đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có hiệu lực từ ngày 01-01-2018, tức là trong vòng 2 năm sẽ không có cơ sở pháp lý để tổ chức thi hành các nội dung mới của Bộ luật Hình sự như thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại… Do đó, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm, có giải pháp xử lý phù hợp, tránh tình trạng thiếu cơ sở pháp lý để thi hành các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015.
Dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi)
Dự thảo Luật bổ sung quy định: “Căn cứ yêu cầu thực tế của công tác giam giữ, quản lý và tổ chức lao động dạy nghề cho phạm nhân, trại giam tổ chức khu sản xuất, điểm lao động, dạy nghề ngoài trại giam. Việc tổ chức khu sản xuất, điểm lao động, dạy nghề ngoài trại giam do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định”.
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định này. Đại biểu Bùi Quốc Phòng (Thái Bình) cho rằng việc tổ chức lao động cho phạm nhân là nhằm giáo dục, cải tạo cho phạm nhân, nhưng đồng thời cũng phải bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình quản lý, giam giữ và lao động cải tạo. Do đó, việc lao động của phạm nhân chỉ nên tổ chức trong trại giam, khu sản xuất, điểm lao động khu vực quản lý trại giam và thực tế việc này đã được thực hiện ổn định từ trước đến nay. Đại biểu đề nghị cho giữ như quy định của Luật Thi hành án hình sự hiện hành.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) nêu rõ quy định như dự thảo Luật sẽ không phù hợp với mục đích của công tác tổ chức lao động cho phạm nhân và quy trình này tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ phạm nhân trốn trại rất cao, không đảm bảo an toàn, có thể phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự trong khu vực.
Đại biểu đề nghị cần đánh giá đầy đủ về tác động, làm rõ điều kiện cụ thể, tính khả thi để trại giam tổ chức khu sản xuất, điểm lao động, dạy nghề cho phạm nhân bên ngoài trại giam. Tuy nhiên, có ý kiến tán thành với quy định như trong dự thảo Luật và cho rằng, quy định như vậy sẽ tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi hơn cho giải quyết việc làm, tiếp xúc xã hội cho phạm nhân, qua đó nâng cao hiệu quả lao động, ý nghĩa giáo dục thiết thực đối với phạm nhân.
Nhiều quy định còn chung chung, khó áp dụng
Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội chia sẻ với những khó khăn của ban soạn thảo trong việc xây dựng các quy định về thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại.
Theo đại biểu Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An), thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại là nội dung mới, thiếu cơ sở tổng kết, đánh giá tác động; việc xây dựng các quy định rất khó khăn. Tuy nhiên, hiện nay các quy định trong dự thảo Luật về vấn đề này còn chung chung, chủ yếu dừng lại ở phân công mà chưa lường hết tình huống sẽ xảy ra trong thực tiễn.
Đại biểu dẫn chứng, dự thảo Luật quy định Cơ quan thi hành án hình sự phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước triệu tập người đại diện của pháp nhân thương mại để thông báo Quyết định thi hành án; tuy nhiên chưa quy định trong trường hợp người đại diện pháp nhân thương mại không đến, cố tình trốn tránh thì xử lý thế nào? Bên cạnh đó, tại các Điều 173, 177, 180, 184, 189 dự thảo Luật quy định trường hợp pháp nhân thương mại không chấp hành án thì sẽ xem xét ra quyết định cưỡng chế hoặc báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế; nhưng chưa đề cập thời gian để pháp nhân thương mại tự nguyện thi hành án là bao lâu? Ai là người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế trong trường hợp này?
** Chiều cùng ngày, với 451/456 phiếu tán thành, chiếm tỷ lệ 92,99%, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đặc xá (sửa đổi).
Luật gồm sáu chương, 39 điều, quy định về nguyên tắc, thời điểm, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện đặc xá; điều kiện, quyền và nghĩa vụ của người được đề nghị đặc xá; quyền và nghĩa vụ của người được đặc xá.
Đối tượng áp dụng là người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân; cơ quan, tổ chức, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; người nước ngoài cư trú ở Việt Nam, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có liên quan đến hoạt động đặc xá.
Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về dự án Luật Đặc xá (sửa đổi) của Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày nêu rõ về thời điểm đặc xá, nhiều ý kiến nhất trí quy định ba thời điểm đặc xá như dự thảo Luật.
Có ý kiến đề nghị quy định cụ thể thời điểm đặc xá là ngày Quốc khánh 02-9, ngày Tết Nguyên Đán hoặc ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30-4. Có ý kiến đề nghị quy định cụ thể về thời gian, tần suất thực hiện đặc xá (3 năm hoặc 5 năm/đợt). Có ý kiến đề nghị giao Chính phủ quy định tiêu chí xác định sự kiện trọng đại của đất nước để bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng, thống nhất trong quá trình thực hiện.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng quy định về thời điểm đặc xá như dự thảo Luật là kế thừa Luật hiện hành, thể hiện tính nhân đạo trong chính sách, pháp luật nước ta và thực tiễn thực hiện không phát sinh vướng mắc.
Tham khảo kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy chưa có nước nào quy định cụ thể trong Luật về tần suất thực hiện đặc xá mà giao cho Người đứng đầu Nhà nước quyết định căn cứ vào điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.
Về ý kiến của đại biểu Quốc hội đề nghị, giao Chính phủ quy định “tiêu chí xác định sự kiện trọng đại của đất nước”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, các sự kiện trọng đại của đất nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, rất đa dạng, do đó nếu quy định cụ thể tiêu chí xác định sự kiện này trong văn bản quy phạm pháp luật có thể sẽ không bao quát hết.
Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ quy định về thời điểm đặc xá như dự thảo Luật và giao Chủ tịch nước căn cứ các quy định của Luật và tình hình của đất nước ở từng thời kỳ để quyết định thời điểm đặc xá phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra.
Như vậy, Điều 5 về thời điểm đặc xá quy định Chủ tịch nước xem xét, quyết định về đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước. Chủ tịch nước xem xét, quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước mà không phụ thuộc vào thời điểm quy định tại khoản 1 điều này.
Về đặc xá trong trường hợp đặc biệt (các Điều 22, 23 và 24), có ý kiến cho rằng quy định đối tượng được đề nghị đặc xá như quy định dự thảo Luật là quá rộng, dễ bị lạm dụng; chỉ nên xét đối với một số đối tượng được hoãn thi hành án thuộc trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo.
Có ý kiến đề nghị quy định cụ thể về tiêu chí xác định thế nào là “trường hợp đặc biệt” nhằm bảo đảm tính minh bạch và thống nhất trong tổ chức thực hiện. Có ý kiến đề nghị chỉ quy định đặc xá trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối ngoại của Nhà nước.
Có ý kiến đề nghị không mở rộng đặc xá đối với người thuộc diện được hoãn chấp hành hình phạt tù, người đang được hưởng án treo, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Liên quan đến quy định này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng báo cáo tổng kết Luật Đặc xá trong 10 năm qua chỉ có 14 người được đặc xá thuộc trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước và quá trình thực hiện được tiến hành chặt chẽ, không phát sinh vướng mắc.
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ như dự thảo Luật, tiếp tục giao cho Chủ tịch nước quyền chủ động quyết định; đồng thời tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng không mở rộng đối tượng đặc xá trong trường hợp đặc biệt đối với người đang được hưởng án treo, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện nhằm bảo đảm phù hợp với tính chất của đặc xá./.
Bảo đảm chất lượng và tính khả thi
Các đại biểu nhấn mạnh đây là dự án Luật rất quan trọng nhằm bảo đảm thực thi Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và các đạo luật khác về tư pháp; bảo đảm thực thi các phán quyết của Tòa án trên thực tế.
Bên cạnh đó, dự án Luật Thi hành hình sự (sửa đổi) có tính chất phức tạp, phạm vi điều chỉnh rộng, tác động trực tiếp đến đời sống, an ninh xã hội. Vì vậy, đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình), Nguyễn Tạo (Lâm Đồng), Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng), Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng), Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An)... đề nghị xem xét, thông qua dự án Luật theo quy trình 3 kỳ họp, nhằm bảo đảm chất lượng và tính khả thi.
Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An) nêu rõ nếu theo quy trình 3 kỳ họp thì đến năm 2019 dự án Luật mới được thông qua và sớm nhất là đến tháng 12-2019 mới có hiệu lực.
Trong khi đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có hiệu lực từ ngày 01-01-2018, tức là trong vòng 2 năm sẽ không có cơ sở pháp lý để tổ chức thi hành các nội dung mới của Bộ luật Hình sự như thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại… Do đó, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm, có giải pháp xử lý phù hợp, tránh tình trạng thiếu cơ sở pháp lý để thi hành các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015.
Dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi)
Dự thảo Luật bổ sung quy định: “Căn cứ yêu cầu thực tế của công tác giam giữ, quản lý và tổ chức lao động dạy nghề cho phạm nhân, trại giam tổ chức khu sản xuất, điểm lao động, dạy nghề ngoài trại giam. Việc tổ chức khu sản xuất, điểm lao động, dạy nghề ngoài trại giam do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định”.
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định này. Đại biểu Bùi Quốc Phòng (Thái Bình) cho rằng việc tổ chức lao động cho phạm nhân là nhằm giáo dục, cải tạo cho phạm nhân, nhưng đồng thời cũng phải bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình quản lý, giam giữ và lao động cải tạo. Do đó, việc lao động của phạm nhân chỉ nên tổ chức trong trại giam, khu sản xuất, điểm lao động khu vực quản lý trại giam và thực tế việc này đã được thực hiện ổn định từ trước đến nay. Đại biểu đề nghị cho giữ như quy định của Luật Thi hành án hình sự hiện hành.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) nêu rõ quy định như dự thảo Luật sẽ không phù hợp với mục đích của công tác tổ chức lao động cho phạm nhân và quy trình này tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ phạm nhân trốn trại rất cao, không đảm bảo an toàn, có thể phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự trong khu vực.
Đại biểu đề nghị cần đánh giá đầy đủ về tác động, làm rõ điều kiện cụ thể, tính khả thi để trại giam tổ chức khu sản xuất, điểm lao động, dạy nghề cho phạm nhân bên ngoài trại giam. Tuy nhiên, có ý kiến tán thành với quy định như trong dự thảo Luật và cho rằng, quy định như vậy sẽ tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi hơn cho giải quyết việc làm, tiếp xúc xã hội cho phạm nhân, qua đó nâng cao hiệu quả lao động, ý nghĩa giáo dục thiết thực đối với phạm nhân.
Nhiều quy định còn chung chung, khó áp dụng
Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội chia sẻ với những khó khăn của ban soạn thảo trong việc xây dựng các quy định về thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại.
Theo đại biểu Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An), thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại là nội dung mới, thiếu cơ sở tổng kết, đánh giá tác động; việc xây dựng các quy định rất khó khăn. Tuy nhiên, hiện nay các quy định trong dự thảo Luật về vấn đề này còn chung chung, chủ yếu dừng lại ở phân công mà chưa lường hết tình huống sẽ xảy ra trong thực tiễn.
Đại biểu dẫn chứng, dự thảo Luật quy định Cơ quan thi hành án hình sự phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước triệu tập người đại diện của pháp nhân thương mại để thông báo Quyết định thi hành án; tuy nhiên chưa quy định trong trường hợp người đại diện pháp nhân thương mại không đến, cố tình trốn tránh thì xử lý thế nào? Bên cạnh đó, tại các Điều 173, 177, 180, 184, 189 dự thảo Luật quy định trường hợp pháp nhân thương mại không chấp hành án thì sẽ xem xét ra quyết định cưỡng chế hoặc báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế; nhưng chưa đề cập thời gian để pháp nhân thương mại tự nguyện thi hành án là bao lâu? Ai là người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế trong trường hợp này?
** Chiều cùng ngày, với 451/456 phiếu tán thành, chiếm tỷ lệ 92,99%, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đặc xá (sửa đổi).
Luật gồm sáu chương, 39 điều, quy định về nguyên tắc, thời điểm, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện đặc xá; điều kiện, quyền và nghĩa vụ của người được đề nghị đặc xá; quyền và nghĩa vụ của người được đặc xá.
Đối tượng áp dụng là người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân; cơ quan, tổ chức, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; người nước ngoài cư trú ở Việt Nam, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có liên quan đến hoạt động đặc xá.
Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về dự án Luật Đặc xá (sửa đổi) của Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày nêu rõ về thời điểm đặc xá, nhiều ý kiến nhất trí quy định ba thời điểm đặc xá như dự thảo Luật.
Có ý kiến đề nghị quy định cụ thể thời điểm đặc xá là ngày Quốc khánh 02-9, ngày Tết Nguyên Đán hoặc ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30-4. Có ý kiến đề nghị quy định cụ thể về thời gian, tần suất thực hiện đặc xá (3 năm hoặc 5 năm/đợt). Có ý kiến đề nghị giao Chính phủ quy định tiêu chí xác định sự kiện trọng đại của đất nước để bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng, thống nhất trong quá trình thực hiện.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng quy định về thời điểm đặc xá như dự thảo Luật là kế thừa Luật hiện hành, thể hiện tính nhân đạo trong chính sách, pháp luật nước ta và thực tiễn thực hiện không phát sinh vướng mắc.
Tham khảo kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy chưa có nước nào quy định cụ thể trong Luật về tần suất thực hiện đặc xá mà giao cho Người đứng đầu Nhà nước quyết định căn cứ vào điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.
Về ý kiến của đại biểu Quốc hội đề nghị, giao Chính phủ quy định “tiêu chí xác định sự kiện trọng đại của đất nước”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, các sự kiện trọng đại của đất nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, rất đa dạng, do đó nếu quy định cụ thể tiêu chí xác định sự kiện này trong văn bản quy phạm pháp luật có thể sẽ không bao quát hết.
Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ quy định về thời điểm đặc xá như dự thảo Luật và giao Chủ tịch nước căn cứ các quy định của Luật và tình hình của đất nước ở từng thời kỳ để quyết định thời điểm đặc xá phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra.
Như vậy, Điều 5 về thời điểm đặc xá quy định Chủ tịch nước xem xét, quyết định về đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước. Chủ tịch nước xem xét, quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước mà không phụ thuộc vào thời điểm quy định tại khoản 1 điều này.
Về đặc xá trong trường hợp đặc biệt (các Điều 22, 23 và 24), có ý kiến cho rằng quy định đối tượng được đề nghị đặc xá như quy định dự thảo Luật là quá rộng, dễ bị lạm dụng; chỉ nên xét đối với một số đối tượng được hoãn thi hành án thuộc trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo.
Có ý kiến đề nghị quy định cụ thể về tiêu chí xác định thế nào là “trường hợp đặc biệt” nhằm bảo đảm tính minh bạch và thống nhất trong tổ chức thực hiện. Có ý kiến đề nghị chỉ quy định đặc xá trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối ngoại của Nhà nước.
Có ý kiến đề nghị không mở rộng đặc xá đối với người thuộc diện được hoãn chấp hành hình phạt tù, người đang được hưởng án treo, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Liên quan đến quy định này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng báo cáo tổng kết Luật Đặc xá trong 10 năm qua chỉ có 14 người được đặc xá thuộc trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước và quá trình thực hiện được tiến hành chặt chẽ, không phát sinh vướng mắc.
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ như dự thảo Luật, tiếp tục giao cho Chủ tịch nước quyền chủ động quyết định; đồng thời tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng không mở rộng đối tượng đặc xá trong trường hợp đặc biệt đối với người đang được hưởng án treo, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện nhằm bảo đảm phù hợp với tính chất của đặc xá./.
Những tấm gương nặng lòng với con chữ cho trẻ ở vùng khó khăn  (19/11/2018)
Xây dựng mẫu hình người nông dân thế hệ mới trong quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới  (19/11/2018)
Việt Nam tích cực và trách nhiệm cao, vun đắp liên kết kinh tế khu vực  (19/11/2018)
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Thanh Hóa, Hà Tĩnh  (18/11/2018)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên