Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
Thành viên chính thức Đoàn Thủ tướng Liên bang Nga D.A. Medvedev có Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga, Chủ tịch Phân ban Nga trong Ủy ban Liên Chính phủ Nga-Việt về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật Аkimov Маxim Аlekseevich; Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Vnukov Коnstantin Vasilievich; Bộ trưởng Bộ Phát triển Vùng Viễn Đông Liên bang Nga Kozlov Alexander leksandrovich; Bộ trưởng Bộ Phát triển số, thông tin liên lạc và truyền thông đại chúng Liên bang Nga Noskov Konstantin Yurievich; Thống đốc khu tự trị Nenets Tsybulskiy Аlexander Vitalievich; Thứ trưởng Bộ Công Thương Liên bang Nga Gruzdev Alexey Vladimirovich; Quốc vụ khanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga Levin Sergey Lvovich; Thứ trưởng Bộ Khoa học và Đại học Liên bang Nga Medvedev Alexey Mikhailovich; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Liên bang Nga Мorgulov Igor Vladimirovich; Thứ trưởng Bộ Tài chính Liên bang Nga Storchak Sergey Anatolievich; Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Liên bang Nga Тalybov Аzer Mutalimovich; Thứ trưởng Bộ Năng lượng Liên bang Nga Yanovskiy Аnatoliy Borisovich; Phó Giám đốc Cơ quan Liên bang về hợp tác kỹ thuật-quân sự Drozhzhov Vladimir Nikolaevich; Tổng Giám đốc Tập đoàn Nhà nước về năng lượng hạt nhân Rosatom Likhachev Аlexey Evgenievich.
Thủ tướng Liên bang Nga D.A. Medvedev sinh ngày 14-9-1965 tại Leningrad; trình độ học vấn: năm 1987, tốt nghiệp khoa Luật Đại học quốc gia Leningrad; năm 1990, Bảo vệ luận án tiến sỹ tại Đại học quốc gia Leningrad; tiến sỹ Luật, phó giáo sư.
Quá trình công tác, từ năm 1990-1999, ông giảng dạy tại Đại học quốc gia Sankt-Peterburg. Từ năm 1990-1995, ông là Cố vấn Chủ tịch Hội đồng thành phố Leningrad.
Năm 1999, ông là Phó Chánh Văn phòng Chính phủ Liên bang Nga. Từ năm 1999-2000, ông là Phó Chánh Văn phòng Tổng thống Liên bang Nga.
Từ năm 2000, ông là Phó Chánh Văn phòng thứ nhất Tổng thống Liên bang Nga. Từ năm 2000-2001, ông là Chủ tịch Hội đồng Giám đốc Công ty Gazprom, năm 2001, là Phó Chủ tịch Hội đồng Giám đốc Công ty Gazprom, từ tháng 6-2002, Chủ tịch Hội đồng Giám đốc Công ty Gazprom.
Từ tháng 10-2003, ông là Chánh Văn phòng Tổng thống Liên bang Nga. Tháng 01-2005, ông được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng thứ nhất Liên bang Nga. Từ tháng 3-2008-3-2012, ông là Tổng thống Liên bang Nga. Từ tháng 5-2012 - 3-2018, ông là Thủ tướng Liên bang Nga. Tháng 5-2018, ông được tái bổ nhiệm làm Thủ tướng Liên bang Nga.
Chuyến thăm của Thủ tướng Liên bang Nga Dmitry Anatolyevich Medvedev tới Việt Nam diễn ra trong bối cảnh năm 2019-2020, hai nước sẽ tổ chức Năm Việt Nam tại Nga và Năm Nga tại Việt Nam, nhân dịp kỷ niệm 25 năm ký Hiệp ước về các nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Liên bang Nga và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Liên bang Nga lần này nhằm tiếp tục phát triển tích cực các lĩnh vực hợp tác như chính trị, kinh tế-thương mại, an ninh-quốc phòng, khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo, văn hóa-du lịch, hợp tác giữa các địa phương hai nước./.
Giải pháp tài chính vượt trội cho dự án VinCity  (18/11/2018)
Thông tin về hoạt động của Agribank  (18/11/2018)
Thông tin về hoạt động của Agribank  (18/11/2018)
Công nghệ 4.0 đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện của ngành dịch vụ lưu trú  (18/11/2018)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Học viện Tài chính  (18/11/2018)
Tưng bừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại các địa phương  (18/11/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển