Họp báo Bộ Ngoại giao ngày 8-1-2008
Tại buổi họp báo chiều nay (8-1-2009), Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ông Lê Dũng cho biết: Nhận lời mời của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, và để thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản, Hoàng Thái tử Nhật Bản Na-ru-hi-tô sẽ thăm chính thức Việt Nam trong thời gian tới.
Tại họp báo, ông Lê Dũng cũng cho biết: trong chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tới Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tháng 3-2008, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Anh đã ký Bản ghi nhớ hợp tác (MOU), theo đó, hai bên nhất trí tiến hành Tham vấn chính trị thường niên cấp Thứ trưởng hoặc quan chức Ngoại giao cấp cao. Trên tinh thần đó, Việt Nam và Anh sẽ tổ chức Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao lần đầu tiên vào ngày 13-1-2009 tại Hà Nội.
Dẫn đầu phái đoàn Anh là Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Pi-tơ Ríc-kít (Peter Ricketts). Phía Việt Nam sẽ do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường dẫn đầu. Tham vấn chính trị lần này sẽ tập trung trao đổi hợp tác song phương, hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao và các vấn đề khác hai bên cùng quan tâm.
*** Cũng trong buổi họp báo, ông Lê Dũng đã trả lời câu hỏi của các phóng viên về một số vấn đề sau:
Về phản ứng của Việt Nam trước những thông tin mà báo chí Trung Quốc từ ngày 10 đến ngày 11-12-2008 đưa tin: Cục Hải dương Trung Quốc, ngày 10-12-2008, họp báo công bố chủ trương khuyến khích các đơn vị, cá nhân khai thác, sử dụng các đảo không có người ở, đặc biệt mạng báo Kinh tế buổi chiều ngày 11-12-2008 cho rằng, đối với khu vực Hoàng Sa - Trường Sa, việc khai thác đảo không có người ở có lợi cho việc bảo vệ chủ quyền biển của Trung Quốc, ông Lê Dũng nói: “Việt Nam hết sức quan tâm đến thông tin này. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền hợp pháp của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài ở Biển Đông, các bên liên quan cần duy trì ổn định, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình”.
Về việc khẳng định lại thông tin của Calitoday (ngày 5-1-2009) trích dẫn lời Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Vũ Dũng: "Một năm sau khi trở thành Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Hà Nội đã quyết định sẽ gửi bộ đội tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của tổ chức quốc tế này trong những ngày tới", ông Lê Dũng trả lời: “Trước tiên, cần nói rõ thông tin của Calitoday là hoàn toàn bịa đặt. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Vũ Dũng không hề có cuộc trả lời phỏng vấn về vấn đề như tin đưa. Hiện Việt Nam đang trong quá trình hoàn tất công tác chuẩn bị để có thể tham gia một cách có hiệu quả vào một số hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc, phù hợp với điều kiện và khả năng của Việt Nam”.
Trả lời câu hỏi về việc xác nhận thông tin đã có khoảng 2000 nông dân ở các xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên trong địa bàn dự án 500 ha Khu đô thị, thương mại và du lịch Văn Giang phản đối chính quyền cưỡng chế thu hồi ruộng đất của họ vào ngày 7 và 8-1-2009, và trong lúc phản đối, một phụ nữ thuộc xã Phụng Công đã bị hành hung và bị thương buộc phải vào bệnh viện cấp cứu, ông Lê Dũng cho biết: “Thực hiện quyết định số 1431 ngày 25-6-2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên phê duyệt dự án đầu tư tuyến đường giao thông liên tỉnh Hưng Yên - Hà Nội dài gần 18 km để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội, Hưng Yên và các tỉnh lân cận (hiện 80% đường này đã hoàn thành), ngày 7-1-2009, Ủy ban nhân dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã tiến hành thu hồi đất tại các xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao, huyện Văn Giang để tiếp tục xây dựng con đường nói trên. Trong quá trình giải phóng mặt bằng, một số người dân thuộc 3 xã trên đã tụ tập, cản trở công việc giải tỏa do không nhất trí với mức đền bù. Những người dân này đã giải tán sau khi được các cơ quan chức năng của huyện giải thích. Việc thu hồi đất cũng như việc đền bù, tái định cư cho người dân được triển khai theo các quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình của địa phương. Hoàn toàn không có ai bị thương trong vụ việc này”.
Về sự tiến triển của Ủy ban hỗn hợp Nhật - Việt về phòng chống tham nhũng liên quan đến ODA của Nhật Bản tại Việt Nam, ông Lê Dũng khẳng định: “Việt Nam và Nhật Bản đang hợp tác chặt chẽ để giải quyết các vấn đề liên quan đến ODA của Nhật Bản cho Việt Nam. Ngày 19-12-2008 vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp lần thứ 2 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản về phòng chống tham nhũng liên quan đến ODA của Nhật Bản. Hai bên đã thảo luận về các biện pháp phòng chống tham nhũng liên quan đến ODA của Nhật Bản. Chính phủ Việt Nam rất cương quyết trong đấu tranh phòng chống tham nhũng. Việt Nam hy vọng với sự hợp tác chặt chẽ của hai bên, Nhật Bản sẽ sớm nối lại ODA cho Việt Nam, và điều này cũng phù hợp với tinh thần quan hệ hướng tới đối tác chiến lược giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản”./.
Du lịch ASEAN năm 2009: Hướng tới thị trường nội khối  (08/01/2009)
Lựa chọn phát triển sau khi gia nhập WTO và trong điều kiện quốc tế mới  (08/01/2009)
Măng Đen - “Đà Lạt thứ hai” ở miền Trung đang dần thành hiện thực  (08/01/2009)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - thực trạng và những vấn đề đặt ra  (08/01/2009)
Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2008 qua những con số  (08/01/2009)
Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2008 qua những con số  (08/01/2009)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên