Kết quả lấy phiếu tín nhiệm thôi thúc Chính phủ hành động tốt hơn
22:14, ngày 03-11-2018
TCCSĐT - Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sáng 03-11, Chính phủ đã họp Phiên thường kỳ tháng 10 với nội dung trọng tâm là đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng năm 2018, thống nhất những biện pháp triển khai trong những tháng cuối năm nhằm bảo đảm hoàn thành kế hoạch cả năm 2018 mà Quốc hội giao.
Trước khi khai mạc phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trân trọng trao Quyết định của Chủ tịch nước về việc bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đối với ông Nguyễn Mạnh Hùng.
Trước đó, ngày 25-7, Thủ tướng ký Quyết định 900/QĐ-TTg giao quyền Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đối với Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel).
Thôi thúc Chính phủ hành động tốt hơn
Phát biểu mở đầu Phiên họp, đánh giá chất lượng trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng đã có sự cố gắng lớn của các bộ trưởng, trưởng ngành để đáp ứng yêu cầu của Quốc hội, cử tri và quốc dân đồng bào.
Đề cập đến kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 6, Thủ tướng nêu rõ kết quả lấy phiếu dù là thấp hay cao đều thôi thúc Chính phủ hành động tốt hơn, đề cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, trước Quốc hội theo hướng phát huy ưu điểm, nhanh chóng khắc phục khuyết điểm, tồn tại, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
“Người thấp, người cao cũng là điều bình thường nhưng quan trọng là năm ngón tay trên một bàn tay đã chụm lại, đoàn kết phát triển đất nước trong bối cảnh vô cùng khó khăn, phức tạp,” Thủ tướng mong muốn quốc dân, đồng bào thông cảm và khẳng định các thành viên Chính phủ sẽ tiếp tục phấn đấu tốt hơn vì trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Thủ tướng cũng đánh giá cao Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành đã hoàn thiện các báo cáo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6; đồng thời, yêu cầu các bộ, nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Quốc hội trong việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế-xã hội của đất nước năm 2019 trình Quốc hội thông qua, sao cho đạt chất lượng cao nhất theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương.
Về tinh thần của văn kiện quan trọng này, Thủ tướng cho rằng, “cái gốc của vấn đề là chúng ta phải thấy được từng hành động cụ thể của mình” để từ đó ra sức khắc phục khuyết điểm, tồn tại, hạn chế.
Nâng cao vị thế quốc gia
Đề cập đến tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận, trong bối cảnh thế giới diễn biến hết sức phức tạp nhưng các nước, tổ chức quốc tế vẫn đánh giá rất cao vị thế, thành tựu và tiềm năng phát triển của Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam mở rộng, tìm kiếm những thị trường rộng lớn hơn, Thủ tướng nói.
Đánh giá kết quả cụ thể, Thủ tướng cho biết kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, CPI bình quân 10 tháng ở mức 3,6%; tỷ giá thị trường ngoại tệ ổn định. “Quốc hội và nhân dân đánh giá cao thành tựu kinh tế vĩ mô này. Đây là nền tảng quan trọng của năm 2018 và đặc biệt là những năm tiếp theo trong phát triển kinh tế. Xuất khẩu tăng mạnh tương đương mức tăng cả năm 2017 với khoảng 200 tỷ USD, tăng trên 14%. Xuất siêu đã đạt đến 6,4 tỷ USD." Đây là cố gắng lớn của các ngành nhất là nông nghiệp và một số mặt hàng có thế mạnh, Thủ tướng nhìn nhận.
Cùng với đó là các nguồn vốn đầu tư tiếp tục tăng. Cả nước có gần 110 ngàn doanh nghiệp đăng ký mới, tiến đến mục tiêu phấn đấu 130 ngàn doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2018 sẽ tiếp tục được thực hiện. Nông nghiệp phát triển tốt, tiến trình cơ cấu nông nghiệp tiếp tục phát huy hiệu quả. Sản lượng thủy sản, tổng cầu tăng mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 11,4%. Du lịch có nhiều tiến bộ, lượng khách du lịch quốc tế tăng 22,4%.
Phải trăn trở để nâng cao từng chỉ tiêu
Phân tích các tồn tại của nền kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ, môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang bị tụt hạng. “Rõ ràng đổi mới sáng tạo, năng lực sáng tạo nghiên cứu phát triển doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, kỹ năng của nước ta còn thấp. Đây là khâu chúng ta phải dồn sức chỉ đạo trong thời gian tới,” Thủ tướng phân tích và yêu cầu các bộ, ngành nâng cao “tính sẵn sàng” trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và có giải pháp cụ thể, nếu không sẽ rơi vào tình trạng tụt hậu.
“Các đồng chí phải đi vào từng việc cụ thể, trăn trở, phải làm việc như thế nào để nâng từng chỉ tiêu, tiêu chí, nhóm chỉ tiêu của bộ, ngành mình phụ trách,” Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, tình trạng giá nông sản thấp, nhất là cây công nghiệp cũng là vấn đề cần khắc phục, xử lý. Vấn đề dịch tả lợn châu Phi cũng đang diễn ra gần với biên giới Việt Nam, cần có những biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
Phân tích các chỉ số tăng trưởng, Thủ tướng lưu ý Thành phố phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các thành phố lớn cần quyết liệt hơn nữa, phát triển sản xuất kinh doanh không để rơi vào tình trạng tụt giảm.
Người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ đạo tăng cường đấu tranh phòng chống, ngăn chặn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại. Trăn trở trước tình trạng trật tự an toàn xã hội ở một số địa phương tiếp tục diễn biến phức tạp, Thủ tướng yêu cầu cần triển khai những biện pháp mạnh mẽ trong việc đấu tranh với nạn xã hội đen, bảo kê, lập lại an ninh trật tự trong những tháng cuối năm.
Trước đó, ngày 25-7, Thủ tướng ký Quyết định 900/QĐ-TTg giao quyền Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đối với Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel).
Thôi thúc Chính phủ hành động tốt hơn
Phát biểu mở đầu Phiên họp, đánh giá chất lượng trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng đã có sự cố gắng lớn của các bộ trưởng, trưởng ngành để đáp ứng yêu cầu của Quốc hội, cử tri và quốc dân đồng bào.
Đề cập đến kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 6, Thủ tướng nêu rõ kết quả lấy phiếu dù là thấp hay cao đều thôi thúc Chính phủ hành động tốt hơn, đề cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, trước Quốc hội theo hướng phát huy ưu điểm, nhanh chóng khắc phục khuyết điểm, tồn tại, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
“Người thấp, người cao cũng là điều bình thường nhưng quan trọng là năm ngón tay trên một bàn tay đã chụm lại, đoàn kết phát triển đất nước trong bối cảnh vô cùng khó khăn, phức tạp,” Thủ tướng mong muốn quốc dân, đồng bào thông cảm và khẳng định các thành viên Chính phủ sẽ tiếp tục phấn đấu tốt hơn vì trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Thủ tướng cũng đánh giá cao Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành đã hoàn thiện các báo cáo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6; đồng thời, yêu cầu các bộ, nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Quốc hội trong việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế-xã hội của đất nước năm 2019 trình Quốc hội thông qua, sao cho đạt chất lượng cao nhất theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương.
Về tinh thần của văn kiện quan trọng này, Thủ tướng cho rằng, “cái gốc của vấn đề là chúng ta phải thấy được từng hành động cụ thể của mình” để từ đó ra sức khắc phục khuyết điểm, tồn tại, hạn chế.
Nâng cao vị thế quốc gia
Đề cập đến tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận, trong bối cảnh thế giới diễn biến hết sức phức tạp nhưng các nước, tổ chức quốc tế vẫn đánh giá rất cao vị thế, thành tựu và tiềm năng phát triển của Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam mở rộng, tìm kiếm những thị trường rộng lớn hơn, Thủ tướng nói.
Đánh giá kết quả cụ thể, Thủ tướng cho biết kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, CPI bình quân 10 tháng ở mức 3,6%; tỷ giá thị trường ngoại tệ ổn định. “Quốc hội và nhân dân đánh giá cao thành tựu kinh tế vĩ mô này. Đây là nền tảng quan trọng của năm 2018 và đặc biệt là những năm tiếp theo trong phát triển kinh tế. Xuất khẩu tăng mạnh tương đương mức tăng cả năm 2017 với khoảng 200 tỷ USD, tăng trên 14%. Xuất siêu đã đạt đến 6,4 tỷ USD." Đây là cố gắng lớn của các ngành nhất là nông nghiệp và một số mặt hàng có thế mạnh, Thủ tướng nhìn nhận.
Cùng với đó là các nguồn vốn đầu tư tiếp tục tăng. Cả nước có gần 110 ngàn doanh nghiệp đăng ký mới, tiến đến mục tiêu phấn đấu 130 ngàn doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2018 sẽ tiếp tục được thực hiện. Nông nghiệp phát triển tốt, tiến trình cơ cấu nông nghiệp tiếp tục phát huy hiệu quả. Sản lượng thủy sản, tổng cầu tăng mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 11,4%. Du lịch có nhiều tiến bộ, lượng khách du lịch quốc tế tăng 22,4%.
Phải trăn trở để nâng cao từng chỉ tiêu
Phân tích các tồn tại của nền kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ, môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang bị tụt hạng. “Rõ ràng đổi mới sáng tạo, năng lực sáng tạo nghiên cứu phát triển doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, kỹ năng của nước ta còn thấp. Đây là khâu chúng ta phải dồn sức chỉ đạo trong thời gian tới,” Thủ tướng phân tích và yêu cầu các bộ, ngành nâng cao “tính sẵn sàng” trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và có giải pháp cụ thể, nếu không sẽ rơi vào tình trạng tụt hậu.
“Các đồng chí phải đi vào từng việc cụ thể, trăn trở, phải làm việc như thế nào để nâng từng chỉ tiêu, tiêu chí, nhóm chỉ tiêu của bộ, ngành mình phụ trách,” Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, tình trạng giá nông sản thấp, nhất là cây công nghiệp cũng là vấn đề cần khắc phục, xử lý. Vấn đề dịch tả lợn châu Phi cũng đang diễn ra gần với biên giới Việt Nam, cần có những biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
Phân tích các chỉ số tăng trưởng, Thủ tướng lưu ý Thành phố phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các thành phố lớn cần quyết liệt hơn nữa, phát triển sản xuất kinh doanh không để rơi vào tình trạng tụt giảm.
Người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ đạo tăng cường đấu tranh phòng chống, ngăn chặn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại. Trăn trở trước tình trạng trật tự an toàn xã hội ở một số địa phương tiếp tục diễn biến phức tạp, Thủ tướng yêu cầu cần triển khai những biện pháp mạnh mẽ trong việc đấu tranh với nạn xã hội đen, bảo kê, lập lại an ninh trật tự trong những tháng cuối năm.
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10-2018 chiều 03-11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương đề ra các giải pháp cụ thể để khắc phục thực trạng nhiều chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh môi trường kinh doanh của Việt Nam xếp hạng thấp và nguy cơ tụt hậu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: “Khắc phục tồn tại để phục vụ tốt hơn, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trước Đảng, trước nhân dân là nhiệm vụ quan trọng nhất của người lãnh đạo, với tư cách là tư lệnh lĩnh vực”.
Liên quan đến việc Quốc hội đang thảo luận nhiều dự thảo Nghị quyết quan trọng, trong đó có dự thảo Nghị quyết về kinh tế xã hội và tài chính ngân sách năm 2019, Thủ tướng lưu ý việc phối hợp soạn thảo cần khắc phục tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công. Theo đó, ngoài các vướng mắc về thể chế như Luật Đầu tư công, thì công tác chỉ đạo điều hành vẫn còn nhiều bất cập. Một số bộ giao vốn chậm, không ít địa phương chỉ đạo triển khai còn yếu.
Về tình hình kinh tế xã hội tháng 10 và 10 tháng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ ngành tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, không được chủ quan. Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông sản.
Thông tin về chuyến tham dự Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ nhất vào ngày 04 và 05-11, Thủ tướng cho rằng trong đó, một nhiệm vụ quan trọng là xúc tiến thương mại, tạo cơ hội xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành tập trung vào một số nhiệm vụ quan trọng như chuẩn bị biện pháp triển khai Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); đưa ra giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; tập trung đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 2019 một cách căn cơ, rõ nét hơn, nhất là về xây dựng thể chế.
Về vấn đề xây dựng Nghị định triển khai Luật An ninh mạng, Thủ tướng định hướng cần xây dựng theo hướng công khai, minh bạch, lấy ý kiến nhân dân, tiếp thu tối đa để triển khai Luật An ninh mạng trên tinh thần “bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh, an toàn cho người dân, bảo vệ quyền con người và quyền công dân.”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: “Khắc phục tồn tại để phục vụ tốt hơn, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trước Đảng, trước nhân dân là nhiệm vụ quan trọng nhất của người lãnh đạo, với tư cách là tư lệnh lĩnh vực”.
Liên quan đến việc Quốc hội đang thảo luận nhiều dự thảo Nghị quyết quan trọng, trong đó có dự thảo Nghị quyết về kinh tế xã hội và tài chính ngân sách năm 2019, Thủ tướng lưu ý việc phối hợp soạn thảo cần khắc phục tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công. Theo đó, ngoài các vướng mắc về thể chế như Luật Đầu tư công, thì công tác chỉ đạo điều hành vẫn còn nhiều bất cập. Một số bộ giao vốn chậm, không ít địa phương chỉ đạo triển khai còn yếu.
Về tình hình kinh tế xã hội tháng 10 và 10 tháng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ ngành tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, không được chủ quan. Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông sản.
Thông tin về chuyến tham dự Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ nhất vào ngày 04 và 05-11, Thủ tướng cho rằng trong đó, một nhiệm vụ quan trọng là xúc tiến thương mại, tạo cơ hội xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành tập trung vào một số nhiệm vụ quan trọng như chuẩn bị biện pháp triển khai Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); đưa ra giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; tập trung đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 2019 một cách căn cơ, rõ nét hơn, nhất là về xây dựng thể chế.
Về vấn đề xây dựng Nghị định triển khai Luật An ninh mạng, Thủ tướng định hướng cần xây dựng theo hướng công khai, minh bạch, lấy ý kiến nhân dân, tiếp thu tối đa để triển khai Luật An ninh mạng trên tinh thần “bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh, an toàn cho người dân, bảo vệ quyền con người và quyền công dân.”
Trước một số ý kiến dư luận xã hội bày tỏ băn khoăn về vấn đề này, Thủ tướng cho biết có thể mời một số tổ chức có liên quan để tham gia ý kiến một cách công khai, dân chủ, minh bạch.
Ngoài ra, cùng với việc nghiên cứu sửa đổi Nghị định 96 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, Thủ tướng yêu cầu triển khai các điểm thu đổi ngoại tệ theo quy hoạch. Đi liền với đó là quy định mức phạt cụ thể nếu sai phạm, không để tình trạng “đổi 100 USD phạt 90 triệu” như vừa qua. Ở chiều ngược lại, Thủ tướng nhấn mạnh việc kiểm soát tình trạng đô la hóa và yêu cầu Ngân hàng Nhà nước có biện pháp thu hút mạnh mẽ ngoại hối vào dịp cuối năm.
Về nhiệm vụ hai tháng cuối năm và năm 2019, Thủ tướng nêu rõ Chính phủ nhất quán ưu tiên mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư kinh doanh. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành thận trọng trong điều hành giá xăng dầu, điện, dịch vụ giáo dục, y tế. Thủ tướng chỉ đạo bám sát tình hình, nếu sau nửa tháng 12 năm nay, lạm phát không vượt qua giới hạn 4% thì có thể nghiên cứu đề xuất điều chỉnh giá dịch vụ y tế, nhưng phải tính toán chặt chẽ, chắc chắn và thận trọng.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu chủ trì xây dựng kế hoạch, đề ra nhiệm vụ giải pháp và lộ trình cụ thể để nâng cao xếp hạng năng lực cạnh tranh về môi trường kinh doanh đối với từng chỉ tiêu, đặc biệt là tiêu chí và nhóm chỉ tiêu nước ta xếp hạng thấp và nguy cơ tụt hậu. Trong đó có các vấn đề như thể chế, thủ tục, năng lực, kỹ năng lao động, trình độ khoa học công nghệ trước yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo sớm có Nghị quyết 19 của năm 2019, trong đó tập trung vào các mặt bị tụt hạng và gắn với công nghiệp 4.0. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Thông tin và Truyền thông làm rõ các chỉ tiêu cụ thể về sự tụt hạng này để khắc phục sớm nhất.
“Chúng ta không đổi mới sáng tạo, không tập trung vào khoa học công nghệ, chúng ta sẽ thất bại,” Thủ tướng nêu rõ.
Đánh giá những năm gần đây, Nghị quyết 01 của Chính phủ có chất lượng tốt với nhiều giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp các bộ ngành xây dựng dự thảo Nghị quyết 01 của năm 2019, trong đó xây dựng cả kịch bản điều hành năm 2019, nêu ra các giải pháp mới mạnh mẽ hơn, trình Chính phủ dự thảo Nghị định trong kỳ họp thường kỳ tới.
Về những vấn đề xung quanh các “sự cố” của ngành giáo dục thời gian qua, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động trao đổi, mở rộng đối thoại, tạo đồng thuận xã hội về đổi mới giáo dục; nâng cao chất lượng đội ngũ xây dựng chính sách, rà soát kỹ lưỡng ngay từ khi xây dựng dự thảo, không để xảy ra sai sót như vừa qua.
Về kỳ thi Trung học phổ thông, Thủ tướng chỉ đạo thực hiện tốt yêu cầu trong Nghị quyết của Trung ương và Quốc hội, khắc phục tốt các tồn tại và bất cập; không để bất ngờ, sự cố xảy ra trong khâu ra đề, chấm thi, vi phạm quy chế thi cử.../.
Ngoài ra, cùng với việc nghiên cứu sửa đổi Nghị định 96 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, Thủ tướng yêu cầu triển khai các điểm thu đổi ngoại tệ theo quy hoạch. Đi liền với đó là quy định mức phạt cụ thể nếu sai phạm, không để tình trạng “đổi 100 USD phạt 90 triệu” như vừa qua. Ở chiều ngược lại, Thủ tướng nhấn mạnh việc kiểm soát tình trạng đô la hóa và yêu cầu Ngân hàng Nhà nước có biện pháp thu hút mạnh mẽ ngoại hối vào dịp cuối năm.
Về nhiệm vụ hai tháng cuối năm và năm 2019, Thủ tướng nêu rõ Chính phủ nhất quán ưu tiên mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư kinh doanh. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành thận trọng trong điều hành giá xăng dầu, điện, dịch vụ giáo dục, y tế. Thủ tướng chỉ đạo bám sát tình hình, nếu sau nửa tháng 12 năm nay, lạm phát không vượt qua giới hạn 4% thì có thể nghiên cứu đề xuất điều chỉnh giá dịch vụ y tế, nhưng phải tính toán chặt chẽ, chắc chắn và thận trọng.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu chủ trì xây dựng kế hoạch, đề ra nhiệm vụ giải pháp và lộ trình cụ thể để nâng cao xếp hạng năng lực cạnh tranh về môi trường kinh doanh đối với từng chỉ tiêu, đặc biệt là tiêu chí và nhóm chỉ tiêu nước ta xếp hạng thấp và nguy cơ tụt hậu. Trong đó có các vấn đề như thể chế, thủ tục, năng lực, kỹ năng lao động, trình độ khoa học công nghệ trước yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo sớm có Nghị quyết 19 của năm 2019, trong đó tập trung vào các mặt bị tụt hạng và gắn với công nghiệp 4.0. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Thông tin và Truyền thông làm rõ các chỉ tiêu cụ thể về sự tụt hạng này để khắc phục sớm nhất.
“Chúng ta không đổi mới sáng tạo, không tập trung vào khoa học công nghệ, chúng ta sẽ thất bại,” Thủ tướng nêu rõ.
Đánh giá những năm gần đây, Nghị quyết 01 của Chính phủ có chất lượng tốt với nhiều giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp các bộ ngành xây dựng dự thảo Nghị quyết 01 của năm 2019, trong đó xây dựng cả kịch bản điều hành năm 2019, nêu ra các giải pháp mới mạnh mẽ hơn, trình Chính phủ dự thảo Nghị định trong kỳ họp thường kỳ tới.
Về những vấn đề xung quanh các “sự cố” của ngành giáo dục thời gian qua, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động trao đổi, mở rộng đối thoại, tạo đồng thuận xã hội về đổi mới giáo dục; nâng cao chất lượng đội ngũ xây dựng chính sách, rà soát kỹ lưỡng ngay từ khi xây dựng dự thảo, không để xảy ra sai sót như vừa qua.
Về kỳ thi Trung học phổ thông, Thủ tướng chỉ đạo thực hiện tốt yêu cầu trong Nghị quyết của Trung ương và Quốc hội, khắc phục tốt các tồn tại và bất cập; không để bất ngờ, sự cố xảy ra trong khâu ra đề, chấm thi, vi phạm quy chế thi cử.../.
Truyền thông đưa đậm về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Pháp  (03/11/2018)
Các giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính  (03/11/2018)
Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển đất nước hiện nay  (03/11/2018)
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV: Sửa đổi, bổ sung 37 luật có quy định liên quan đến quy hoạch  (02/11/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Pháp Édouard Philippe  (02/11/2018)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Pháp  (02/11/2018)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên