Hợp tác giữa hệ thống tòa án Việt-Lào ngày càng hiệu quả, thực chất
Tại cuộc làm việc, hai bên vui mừng nhận thấy quan hệ hợp tác giữa hai hệ thống tòa án Việt Nam và Lào trong thời gian qua đã phát triển rất tốt đẹp theo hướng ngày càng hiệu quả và thực chất.
Ở cấp trung ương, hai bên thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao, tích cực chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xét xử và cải cách tư pháp.
Hợp tác ở cấp địa phương cũng đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận với việc nhiều tòa án cấp tỉnh có đường biên giới tiếp giáp giữa hai nước đã ký các biên bản ghi nhớ nhằm tạo cơ sở pháp lý đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Hai bên chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp triển khai hoạt động hợp tác một cách hiệu quả, đặc biệt là việc phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong công tác ủy thác tư pháp, góp phần quan trọng thúc đẩy xử lý hiệu quả các vụ án hình sự, dân sự và hôn nhân gia đình.
Hai bên nhất trí Việt Nam và Lào đều là các quốc gia đang trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh những mặt thuận lợi về phát triển kinh tế, cả hai nước đều phải đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó có sự gia tăng về số lượng, tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Vì vậy, việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó có các loại tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia được cả hai nước quan tâm.
Để nâng cao hiệu quả trong phòng, chống tội phạm có tổ chức, xuyên biên giới, hai nước cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Hiệp định Tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa Lào-Việt Nam, Hiệp định song phương giữa hai Chính phủ Lào-Việt Nam về phòng, chống ma túy; trao đổi thông tin về tình hình tội phạm và thực tiễn xét xử các loại tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm liên quan đến người Việt Nam ở Lào và người Lào ở Việt Nam.
Hai bên cũng bày tỏ hài lòng về sự hỗ trợ lẫn nhau của hai ngành trên các diễn đàn quốc tế và khu vực trong thời gian qua, khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ nhau trong thời gian tới.
Phát biểu tại cuộc hội đàm, ông Khamphan Sitthidampha đánh giá cao sự hợp tác giữa ngành tòa án hai nước trong thời gian qua, đặc biệt là Việt Nam hỗ trợ Lào trong việc thành lập Tòa Hành chính trong hệ thống Tòa án nhân dân; cam kết sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan để đảm bảo rằng những vấn đề mà hai bên đã thống nhất với nhau sẽ được triển khai thực hiện.
Ông Khamphan Sitthidampha đề nghị phía Việt Nam trong thời gian tới tiếp tục tập huấn các thẩm phán Lào trong việc xét xử các vụ án hành chính, đồng thời giúp trang bị kiến thức mới cho các thẩm phán của Lào để họ nâng cao trình độ xét xử, làm tốt trọng trách được Đảng và Nhà nước Lào giao phó.
Thay mặt Tòa án Nhân dân Tối cao Lào, ông Khamphan Sitthidampha chân thành cảm ơn Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nói chung và Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam nói riêng đã luôn sát cánh hỗ trợ và giúp đỡ nhân dân Lào trong mọi hoàn cảnh, cả trong quá khứ cũng như trong hiện tại, đặc biệt là sự giúp đỡ và hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam cả về nhân lực, vật lực và nhu yếu phẩm hỗ trợ các nạn nhân của vụ vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe NamNoy ở tỉnh Attapeu trong thời gian qua.
Trong phát biểu của mình, đồng chí Nguyễn Hòa Bình cho biết phía Việt Nam không chỉ sẵn sàng hỗ trợ đào tạo ngắn hạn về chuyên môn cho các thẩm phán Lào, mà còn sẵn sàng cử chuyên gia có nhiều kinh nghiệm sang Lào để chia sẻ kiến thức theo yêu cầu của phía Lào.
Theo đồng chí Nguyễn Hòa Bình, trong thời gian qua, Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam đã thực hiện các thủ tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ cấp 10 suất học bổng đào tạo đại học cho sinh viên Lào tại Học viện Tòa án Việt Nam, và việc bổ sung 10 suất học bổng này sẽ bắt đầu thực hiện từ năm 2019.
Nhân dịp này, đồng chí Nguyễn Hòa Bình cũng trao số tiền 500 triệu đồng của cán bộ, nhân viên ngành tòa án Việt Nam ủng hộ cho người dân Lào bị ảnh hưởng bởi sự cố vỡ đập thủy điện nhằm giúp người dân nhanh chóng khắc phục và ổn định đời sống.
Theo chương trình, chiều cùng ngày, đoàn cũng sẽ đến chào xã giao Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Lào Khamsane Souvong./.
Hành trình Trí tuệ - Bản lĩnh - Truyền thống văn hóa Petrovietnam  (27/08/2018)
Một số quy định mới liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp  (27/08/2018)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 20 đến ngày 26-8-2018)  (27/08/2018)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập  (27/08/2018)
Tăng cường quản lý, kết nối các cơ sở cung ứng thuốc  (27/08/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên