Nhật Bản đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong vùng Mekong và ASEAN
Chiều 26-7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp đoàn Nghị sỹ Nhật Bản do ông Ryu Shionoya, Hạ Nghị sỹ Quốc hội Nhật Bản, Chủ tịch Liên minh Nghị sỹ Hữu nghị Nhật Bản - Mekong dẫn đầu thăm làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại buổi tiếp, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân vui mừng nhận thấy thời gian qua, Việt Nam và Nhật Bản đã thực hiện nhiều chuyến thăm cấp cao giữa lãnh đạo hai nước, trao đổi đoàn các cấp, tích cực vun đắp và phát triển mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản.
Nhân dân Việt Nam kính trọng và có tình cảm tốt đẹp với Hoàng gia Nhật Bản; mong muốn thắt chặt mối quan hệ đoàn kết hữu nghị và hợp tác với nhân dân Nhật Bản.
Chia sẻ về những mất mát của nhân dân Nhật Bản phải gánh chịu vì thiên tai trong thời gian qua, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh Việt Nam và Nhật Bản có rất nhiều điểm tương đồng, không chỉ trong văn hóa, còn cả sự ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu. Đó cũng chính là tiềm năng hợp tác giữa thành phố và Nhật Bản trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm như hợp tác trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực chống ngập úng, sáng tạo khởi nghiệp...
Ghi nhận những đề nghị của các nghị sỹ Nhật Bản, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho rằng bên cạnh giáo dục, đào tạo, hợp tác về cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực điều dưỡng, tu tập sinh tại Nhật Bản cũng là lĩnh vực rất có tiềm năng hợp tác. Hai bên cần đẩy mạnh sự phối hợp trong đào tạo ngoại ngữ, kỹ thuật, tay nghề cho người lao động; các chương trình giới thiệu, xúc tiến việc làm cho người lao động…
Cảm ơn Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân dành thời gian tiếp, ông Ryu Shionoya cho biết chuyến công tác của đoàn nghị sỹ tới Việt Nam hướng tới việc thúc đẩy quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Việt Nam và các nước vùng Mekong.
Nhật Bản đánh giá cao tiềm năng phát triển, vai trò của Việt Nam trong vùng Mekong và ASEAN; coi trọng và mong muốn thắt chặt mối quan hệ hợp tác, hữu nghị với Việt Nam, góp phần tích cực vào việc giữ gìn sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế, xã hội của khu vực.
Bày tỏ ấn tượng với sự phát triển năng động của Thành phố Hồ Chí Minh, ông Ruy Shionoya chia sẻ mối quan tâm đến các chương trình hợp tác giữa Nhật Bản và Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có các dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị được xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản; đồng thời khẳng định trên cương vị của mình sẽ tích cực thúc đẩy hơn nữa các chương trình hợp tác với Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là trong thương mại, đầu tư, giáo dục và đào tạo.
Tại buổi tiếp, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và các nghị sỹ Nhật Bản đã trao đổi về các vấn đề liên quan đến việc phát triển tỷ lệ nữ nghị sỹ; công tác chăm sóc sức khỏe người dân; hợp tác phát triển lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…
Hiện Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 3 và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh với khoảng 1.000 dự án, tổng giá trị khoảng 4 tỷ USD.
Thành phố thiết lập quan hệ hữu nghị với 7 địa phương của Nhật Bản và trong thời gian qua là địa phương tổ chức thành công nhiều sự kiện, chương trình hữu nghị, hợp tác với Nhật Bản./.
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt 70 công nhân, lao động tiêu biểu xuất sắc  (26/07/2018)
Chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2019  (26/07/2018)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Đại sứ Vương quốc Bỉ Jehanne Roccas và Đại sứ Canada Ping Kitnikone đến chào kết thúc nhiệm kỳ công tác  (26/07/2018)
Chính phủ Việt Nam khuyến khích hợp tác với Lào về lĩnh vực thanh tra  (26/07/2018)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay