Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đe dọa tới kinh tế toàn cầu
20:28, ngày 07-07-2018
TCCSĐT - Theo Kyodo, các quan chức Mỹ ngày 06-7 cho biết, vài giờ sau khi Mỹ và Trung Quốc áp thuế nhập khẩu 25% trị giá 34 tỷ USD đối với các mặt hàng của nhau, Washington đang xem xét thực hiện vòng 2 các biện pháp trừng phạt đối với Bắc Kinh vào tháng 8.
Căng thẳng thương mại được đẩy lên cao
Trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới khởi động một cuộc chiến thương mại, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến áp thuế bổ sung 25% trị giá 16 tỷ USD đối với 284 sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc - một động thái có khả năng sẽ khiến Bắc Kinh tiếp tục đáp trả hơn nữa.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc bắt đầu khai màn vào ngày 06-7 mang theo một rủi ro lớn khi sự leo thang có thể làm suy giảm hoạt động đầu tư, tác động tiêu cực tới chi tiêu, khiến các thị trường tài chính bất ổn và làm chậm đà tăng trưởng của kinh tế thế giới.
Ngày 06-7, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo đã đệ đơn kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) liên quan đến việc Washington áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trung Quốc cho rằng Mỹ đã khơi mào "cuộc chiến thương mại quy mô lớn nhất trong lịch sử" sau khi các biện pháp của Washington áp mức thuế mới 25% đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá 34 tỷ USD từ Trung Quốc, chủ yếu là máy móc, thiết bị điện tử và công nghệ cao, chính thức có hiệu lực từ ngày 06-7.
Ngay sau đó, Trung Quốc cũng thông báo các biện pháp đáp trả thương mại nhằm vào Mỹ lập tức có hiệu lực. Các mức thuế "ăn miếng trả miếng" mà Mỹ và Trung Quốc đã áp đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá 34 tỷ USD mỗi bên.
Trung Quốc cáo buộc Mỹ đã khởi động “cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử”. Do đây là đợt trả đũa thương mại qua lại đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc, nên doanh nghiệp Mỹ, và cuối cùng là người tiêu dùng Mỹ, có thể phải tốn kém hơn khi mua các hàng hóa do Trung Quốc sản xuất như thiết bị xây dựng và các loại máy móc khác.
Trong khi đó, các nhà cung cấp đậu tương, thịt lợn và rượu whiskey của Mỹ có thể mất lợi thế cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc. Theo giới chuyên gia, các mức thuế trên không thể gây ra những tác động tiêu cực lớn cho hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này.
Ông Gregory Daco, chuyên gia về kinh tế Mỹ tại Oxford Economics, đã ước tính rằng các mức thuế trên sẽ khiến tăng trưởng kinh tế của Mỹ và Trung Quốc “mất” tối đa là 0,2 điểm phần trăm. Tuy vậy, cuộc xung đột thương mại này có thể sớm leo thang.
Theo cảnh báo của Ngân hàng CoBank của Mỹ, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cùng nhiều quốc gia khác đang ngày càng khiến chính quyền và chủ nông trại tại các vùng nông thôn ở Mỹ thêm lo ngại, đồng thời đe dọa các nền kinh tế trên thế giới.
Trong báo cáo hằng quý mang tên "Đánh giá Kinh tế nông thôn," CoBank cho biết 70% nông sản xuất khẩu của Mỹ có đích đến là các nước đang tiến hành đàm phán thương mại hoặc có tranh chấp thương mại với Mỹ.
Các biện pháp áp thuế đáp trả của Trung Quốc và Mexico nhằm vào nông sản Mỹ đã "phủ bóng đen" lên triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế số một thế giới.
Các nông sản xuất khẩu chủ chốt của Mỹ như đậu nành, hạt, nho, và sản phẩm từ sữa có thể phải đối mặt với nguy cơ mất thị phần ở những thị trường quan trọng. Ngoài ra, việc bùng nổ thị trường sản xuất các sản phẩm bổ sung protein nguồn gốc từ động vật ở Mỹ cũng khiến nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh.
Căng thẳng thương mại cũng gây lo ngại cho các nhà sản xuất thịt lợn do lượng thịt lợn xuất khẩu chiếm 25% trong tổng sản lượng thịt lợn của Mỹ.
Cũng theo CoBank, ngoài việc có thể mất thị phần ở những thị trường mới nổi, Mỹ còn có nguy cơđối mặt với những thay đổi trong chuỗi cung ứng truyền thống, trong bối cảnh các đối thủ cạnh tranh đang tìm kiếm các mối quan hệ thương mại mới.
Các mối quan ngại về vấn đề thương mại đã đặt ra rủi ro lớn nhất đối với mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo 3-4%.
Mỹ và Trung Quốc là động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới, mang lại lợi ích cho các thị trường mới nổi, do đó một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này là rất nguy hiểm cho các nền kinh tế khác.
Trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới khởi động một cuộc chiến thương mại, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến áp thuế bổ sung 25% trị giá 16 tỷ USD đối với 284 sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc - một động thái có khả năng sẽ khiến Bắc Kinh tiếp tục đáp trả hơn nữa.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc bắt đầu khai màn vào ngày 06-7 mang theo một rủi ro lớn khi sự leo thang có thể làm suy giảm hoạt động đầu tư, tác động tiêu cực tới chi tiêu, khiến các thị trường tài chính bất ổn và làm chậm đà tăng trưởng của kinh tế thế giới.
Ngày 06-7, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo đã đệ đơn kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) liên quan đến việc Washington áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trung Quốc cho rằng Mỹ đã khơi mào "cuộc chiến thương mại quy mô lớn nhất trong lịch sử" sau khi các biện pháp của Washington áp mức thuế mới 25% đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá 34 tỷ USD từ Trung Quốc, chủ yếu là máy móc, thiết bị điện tử và công nghệ cao, chính thức có hiệu lực từ ngày 06-7.
Ngay sau đó, Trung Quốc cũng thông báo các biện pháp đáp trả thương mại nhằm vào Mỹ lập tức có hiệu lực. Các mức thuế "ăn miếng trả miếng" mà Mỹ và Trung Quốc đã áp đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá 34 tỷ USD mỗi bên.
Trung Quốc cáo buộc Mỹ đã khởi động “cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử”. Do đây là đợt trả đũa thương mại qua lại đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc, nên doanh nghiệp Mỹ, và cuối cùng là người tiêu dùng Mỹ, có thể phải tốn kém hơn khi mua các hàng hóa do Trung Quốc sản xuất như thiết bị xây dựng và các loại máy móc khác.
Trong khi đó, các nhà cung cấp đậu tương, thịt lợn và rượu whiskey của Mỹ có thể mất lợi thế cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc. Theo giới chuyên gia, các mức thuế trên không thể gây ra những tác động tiêu cực lớn cho hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này.
Ông Gregory Daco, chuyên gia về kinh tế Mỹ tại Oxford Economics, đã ước tính rằng các mức thuế trên sẽ khiến tăng trưởng kinh tế của Mỹ và Trung Quốc “mất” tối đa là 0,2 điểm phần trăm. Tuy vậy, cuộc xung đột thương mại này có thể sớm leo thang.
Theo cảnh báo của Ngân hàng CoBank của Mỹ, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cùng nhiều quốc gia khác đang ngày càng khiến chính quyền và chủ nông trại tại các vùng nông thôn ở Mỹ thêm lo ngại, đồng thời đe dọa các nền kinh tế trên thế giới.
Trong báo cáo hằng quý mang tên "Đánh giá Kinh tế nông thôn," CoBank cho biết 70% nông sản xuất khẩu của Mỹ có đích đến là các nước đang tiến hành đàm phán thương mại hoặc có tranh chấp thương mại với Mỹ.
Các biện pháp áp thuế đáp trả của Trung Quốc và Mexico nhằm vào nông sản Mỹ đã "phủ bóng đen" lên triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế số một thế giới.
Các nông sản xuất khẩu chủ chốt của Mỹ như đậu nành, hạt, nho, và sản phẩm từ sữa có thể phải đối mặt với nguy cơ mất thị phần ở những thị trường quan trọng. Ngoài ra, việc bùng nổ thị trường sản xuất các sản phẩm bổ sung protein nguồn gốc từ động vật ở Mỹ cũng khiến nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh.
Căng thẳng thương mại cũng gây lo ngại cho các nhà sản xuất thịt lợn do lượng thịt lợn xuất khẩu chiếm 25% trong tổng sản lượng thịt lợn của Mỹ.
Cũng theo CoBank, ngoài việc có thể mất thị phần ở những thị trường mới nổi, Mỹ còn có nguy cơđối mặt với những thay đổi trong chuỗi cung ứng truyền thống, trong bối cảnh các đối thủ cạnh tranh đang tìm kiếm các mối quan hệ thương mại mới.
Các mối quan ngại về vấn đề thương mại đã đặt ra rủi ro lớn nhất đối với mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo 3-4%.
Mỹ và Trung Quốc là động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới, mang lại lợi ích cho các thị trường mới nổi, do đó một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này là rất nguy hiểm cho các nền kinh tế khác.
Khuyến cáo cho các doanh nghiệp Việt Nam
Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường Âu-Mỹ (Bộ Công Thương) cho hay danh sách mặt hàng mà Mỹ áp thuế đa dạng với tổng trị giá lên tới khoảng 34 tỷ USD.
Ngoài ra, Mỹ đang xem xét áp mức thuế cao như vậy đối với một loạt hàng hóa khác trị giá 16 tỷ USD. Nếu được thông qua, tổng cộng 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc sẽ bị đánh thuế với thuế suất cao.
Ngược lại, Trung Quốc đã công bố danh sách các hàng hóa Mỹ bị nước này đánh thuế; trong đó bao gồm nhiều mặt hàng như nông sản, ôtô, đậu tương, thủy sản, thịt lợn, xe điện, các loại xe điện hybrid... với tổng trị giá cũng khoảng 34 tỷ USD. Tuy nhiên, theo ông Tạ Hoàng Linh, đây không phải là chiến tranh thương mại mà chỉ nên xem là việc áp thuế lên các mặt hàng.
Ông Tạ Hoàng Linh cũng đưa ra ví dụ như trước đây Mỹ đã từng áp thuế đối với Liên bang Nga và nhiều ý kiến cũng tỏ ra e ngại sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam và nhất là các mặt hàng xuất khẩu.
“Nhưng đến thời điểm này vẫn chưa thể dự đoán trước được điều gì và biết đâu bên cạnh những thách thức lại mở ra cơ hội cho hàng hóa Việt Nam?” ông Linh cho hay.
Cùng quan điểm này, chuyên gia Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp - Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) cũng cho rằng Mỹ và Trung Quốc hiện là 2 đối tác thương mại lớn của Việt Nam nên đây có thể là cơ hội cho sự tăng trưởng thương mại.
Chẳng hạn như khi hàng Trung Quốc bị đánh thuế ở thị trường Mỹ, năng lực cạnh tranh suy giảm chính là cơ hội cho tất cả các sản phẩm khác ngoài Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ; trong đó có Việt Nam.
Cụ thể như Mỹ đang là một trong những thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 75 triệu USD trong quý I năm 2018, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, Việt Nam chiếm 90% thị phần xuất khẩu cá tra vào Mỹ và Trung Quốc chỉ chiếm 10% còn lại.
Dù vậy, Trung Quốc hầu như chỉ xuất khẩu các mặt hàng giá trị gia tăng, sản phẩm chế biến sẵn nên giá thành cá tra của họ cao gần gấp đôi so với cá tra Việt Nam. Khi bị áp thuế quá cao, các sản phẩm cá tra chế biến của Việt Nam được kỳ vọng sẽ là lựa chọn thay thế.
Chính vì vậy, các chuyên gia thương mại khuyến cáo các doanh nghiệp nên bình tĩnh, tránh tâm lý hoang mang và cần chủ động thông tin, quản trị rủi ro và tận dụng hội nhập, biết phân chia lại thị trường.
Ngoài ra, để hỗ trợ doanh nghiệp, các bộ, ngành chức năng cần hỗ trợ giải pháp giữ vững được các thị trường truyền thống như châu Âu, Đông Âu, là những thị trường vẫn còn có dư địa phát triển.
Ngoài ra, các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam ký kết đều mở ra các cơ hội cho Việt Nam như FTA Việt Nam - Nhật Bản, FTA Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á-Âu, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)…
Các FTA này sẽ giúp mở rộng thị phần xuất khẩu của Việt Nam ra các thị trường lớn và có nhu cầu phù hợp với các sản phẩm của Việt Nam.
Chưa kể, CPTPP sẽ giúp Việt Nam tiếp nhận được nhiều công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ 4.0 của các nước này để nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa./.
Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường Âu-Mỹ (Bộ Công Thương) cho hay danh sách mặt hàng mà Mỹ áp thuế đa dạng với tổng trị giá lên tới khoảng 34 tỷ USD.
Ngoài ra, Mỹ đang xem xét áp mức thuế cao như vậy đối với một loạt hàng hóa khác trị giá 16 tỷ USD. Nếu được thông qua, tổng cộng 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc sẽ bị đánh thuế với thuế suất cao.
Ngược lại, Trung Quốc đã công bố danh sách các hàng hóa Mỹ bị nước này đánh thuế; trong đó bao gồm nhiều mặt hàng như nông sản, ôtô, đậu tương, thủy sản, thịt lợn, xe điện, các loại xe điện hybrid... với tổng trị giá cũng khoảng 34 tỷ USD. Tuy nhiên, theo ông Tạ Hoàng Linh, đây không phải là chiến tranh thương mại mà chỉ nên xem là việc áp thuế lên các mặt hàng.
Ông Tạ Hoàng Linh cũng đưa ra ví dụ như trước đây Mỹ đã từng áp thuế đối với Liên bang Nga và nhiều ý kiến cũng tỏ ra e ngại sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam và nhất là các mặt hàng xuất khẩu.
“Nhưng đến thời điểm này vẫn chưa thể dự đoán trước được điều gì và biết đâu bên cạnh những thách thức lại mở ra cơ hội cho hàng hóa Việt Nam?” ông Linh cho hay.
Cùng quan điểm này, chuyên gia Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp - Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) cũng cho rằng Mỹ và Trung Quốc hiện là 2 đối tác thương mại lớn của Việt Nam nên đây có thể là cơ hội cho sự tăng trưởng thương mại.
Chẳng hạn như khi hàng Trung Quốc bị đánh thuế ở thị trường Mỹ, năng lực cạnh tranh suy giảm chính là cơ hội cho tất cả các sản phẩm khác ngoài Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ; trong đó có Việt Nam.
Cụ thể như Mỹ đang là một trong những thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 75 triệu USD trong quý I năm 2018, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, Việt Nam chiếm 90% thị phần xuất khẩu cá tra vào Mỹ và Trung Quốc chỉ chiếm 10% còn lại.
Dù vậy, Trung Quốc hầu như chỉ xuất khẩu các mặt hàng giá trị gia tăng, sản phẩm chế biến sẵn nên giá thành cá tra của họ cao gần gấp đôi so với cá tra Việt Nam. Khi bị áp thuế quá cao, các sản phẩm cá tra chế biến của Việt Nam được kỳ vọng sẽ là lựa chọn thay thế.
Chính vì vậy, các chuyên gia thương mại khuyến cáo các doanh nghiệp nên bình tĩnh, tránh tâm lý hoang mang và cần chủ động thông tin, quản trị rủi ro và tận dụng hội nhập, biết phân chia lại thị trường.
Ngoài ra, để hỗ trợ doanh nghiệp, các bộ, ngành chức năng cần hỗ trợ giải pháp giữ vững được các thị trường truyền thống như châu Âu, Đông Âu, là những thị trường vẫn còn có dư địa phát triển.
Ngoài ra, các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam ký kết đều mở ra các cơ hội cho Việt Nam như FTA Việt Nam - Nhật Bản, FTA Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á-Âu, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)…
Các FTA này sẽ giúp mở rộng thị phần xuất khẩu của Việt Nam ra các thị trường lớn và có nhu cầu phù hợp với các sản phẩm của Việt Nam.
Chưa kể, CPTPP sẽ giúp Việt Nam tiếp nhận được nhiều công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ 4.0 của các nước này để nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa./.
Thành phố Hồ Chí Minh kỷ luật nhiều cán bộ đảng viên vi phạm  (07/07/2018)
Thủ tướng bổ nhiệm nhân sự 3 cơ quan  (07/07/2018)
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình viếng Hòa thượng Thích Đức Phương  (07/07/2018)
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Cuba  (06/07/2018)
Nhiều điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô 6 tháng đầu năm  (06/07/2018)
Việt Nam mong Quốc hội Chile sớm phê chuẩn Hiệp định CPTPP  (06/07/2018)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên