Thông qua chín Nghị quyết, tạo nguồn lực cho Thủ đô phát triển
Ngày 05-7, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 6, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2016 - 2021, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã nêu những kết quả kinh tế - xã hội nổi bật của Thủ đô trong sáu tháng đầu năm 2018.
Cũng tại kỳ họp này, các đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội thảo luận, quyết nghị thông qua chín Nghị quyết thường kỳ và chuyên đề với tỷ lệ thống nhất cao, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, tạo nguồn lực cho Thủ đô phát triển.
Quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2018
Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết với chủ đề năm công tác là “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”, Hà Nội đã thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị từ thành phố tới cơ sở.
Sáu tháng đầu năm 2018, kinh tế của thành phố tăng trưởng cao hơn cùng kỳ. Cụ thể là, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,07% (cùng kỳ 6,64%); thu ngân sách nhà nước ước đạt 120.000 tỷ đồng, đạt 50,4% dự toán, tăng 19% so với cùng kỳ.
Môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tăng 1 bậc đứng thứ 13/63 tỉnh, thành phố, cao nhất từ trước đến nay. Đặc biệt, lần đầu tiên trong 30 năm qua, sáu tháng đầu năm 2018, thành phố Hà Nội vượt lên dẫn đầu cả nước, thu hút được 5,9 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Đến nay thành phố đã có bốn huyện và 294/386 xã đạt chuẩn nông thôn mới. An sinh xã hội được thành phố quan tâm thực hiện; công tác chăm lo người có công với cách mạng, gia đình chính sách; văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh. Quốc phòng được củng cố, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô được bảo đảm, đối ngoại được mở rộng.
Đối chiếu với kế hoạch, đến nay 13 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội đều được triển khai đồng bộ, hiệu quả, có bốn chỉ tiêu dự kiến về đích trong năm 2018, sớm hai năm so với mục tiêu Đại hội, đó là tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 82,9%, trong đó chỉ tiêu đại hội là 80%; tỷ lệ trường công lập (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia đạt 65%, trong đó chỉ tiêu là 65 - 70%; tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế (chuẩn mới) đạt 100% theo chỉ tiêu đề ra...
Bên cạnh đó, mặc dù đã tăng được hai bậc song xếp hạng chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam của Hà Nội so với cả nước còn thấp đứng thứ 56/63 tỉnh, thành phố. Hà Nội có tốc độ đô thị hóa nhanh với mật độ nhà chung cư dày đặc nhưng công tác quản lý vận hành sử dụng nhà chung cư, tái định cư, nhà chuyên dùng vẫn còn nhiều bất cập gây bức xúc cho nhân dân như vấn đề phòng cháy chữa cháy, tranh chấp quỹ bảo trì, thành lập ban quản trị...
Đáng chú ý, tình trạng vi phạm về trật tự xây dựng vẫn còn những diễn biến phức tạp, một số công trình vi phạm tồn đọng chưa được xử lý dứt điểm, số công trình vi phạm mới vẫn ở mức cao, nhất là vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp, đất công...
Hỗ trợ đặc thù cho các doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn
Tại kỳ họp lần 6, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV, các đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố thảo luận, quyết nghị thông qua chín Nghị quyết thường kỳ và chuyên đề với tỷ lệ thống nhất cao. Trong đó, Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách, nội dung, mức chi đặc thù thuộc thẩm quyền của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội được dư luận và các đại biểu đặc biệt quan tâm.
Cụ thể, Hà Nội sẽ hỗ trợ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới với mức hỗ trợ là 300.000 đồng/doanh nghiệp; hỗ trợ tối đa 300.000 đồng/doanh nghiệp về kinh phí làm một dấu pháp nhân và hỗ trợ kinh phí chuyển phát nhanh kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp thành lập mới chuyển đổi từ hộ kinh doanh.
Dự kiến, tổng kinh phí hỗ trợ trong thời gian giai đoạn 2018 - 2020 là 72,9 tỷ đồng, trong đó có gần 23,6 tỷ đồng phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lần đầu, 46,2 tỷ đồng kinh phí làm dấu pháp nhân và 3,1 tỷ đồng kinh phí chuyển phát nhanh.
Thảo luận về nội dung này, đại biểu Nguyễn Thế Vinh (tổ đại biểu quận Đống Đa) khẳng định chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp thành lập mới của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, Hà Nội cần nghiên cứu kỹ lưỡng, chọn những hạng mục thực sự cần thiết để hỗ trợ.
Theo đại biểu Nguyễn Thế Vinh, hỗ trợ về đăng ký con dấu, chuyển phát nhanh kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là không bắt buộc. Các doanh nghiệp mới cần nhất là sự hỗ trợ để kết nối đầu ra, đầu vào với các đối tác, khách hàng; hỗ trợ về thủ tục hành chính, đào tạo kiến thức.
Hiện nhiều hộ kinh doanh cá thể không muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp vì các vấn đề về thuế, phí, thủ tục... còn phức tạp. Các doanh nghiệp thành lập nhiều là tốt nhưng cần quan tâm đến chất lượng, không nên để tình trạng tồn tại các “công ty ma”.
Cơ bản thống nhất với các đề xuất, Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội Hồ Vân Nga, đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố bổ sung quy định việc thanh toán kinh phí hỗ trợ làm một con dấu pháp nhân theo chi phí thực tế nhưng tối đa không quá 300.000 đồng/doanh nghiệp. Ban Kinh tế - Ngân sách cũng đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố sớm hoàn thành việc xây dựng và trình Hội đồng Nhân dân thành phố quyết nghị các chính sách hỗ trợ khác theo thẩm quyền của Hội đồng Nhân dân thành phố như bố trí quỹ đất, hỗ trợ giá thuê mặt bằng, xây dựng và triển khai Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ngoài quy định hỗ trợ cho các doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn, thành phố cũng đề xuất một số quy định chi đặc thù khác như quy định mức hỗ trợ hằng tháng đối với công chức, viên chức chuyên trách về công nghệ thông tin tại các cơ quan đảng, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc của thành phố Hà Nội.
Cụ thể, người có trình độ đại học hoặc trên đại học được hưởng hỗ trợ hai lần mức lương cơ sở/người/tháng, người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp được hưởng mức hỗ trợ 1,5 lần mức lương cơ sở/người/tháng, mức lương cơ sở được áp dụng thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức và lượng vũ trang./.
Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam  (06/07/2018)
Bộ Ngoại giao Họp báo thường kỳ thông tin một số hoạt động đối ngoại  (05/07/2018)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp đoàn Đảng Cộng sản Trung Quốc  (05/07/2018)
Phát triển bền vững là trách nhiệm chung của toàn xã hội  (05/07/2018)
Khuyến khích, tạo thuận lợi cho hoạt động phi chính phủ nước ngoài  (05/07/2018)
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm chính thức Cộng hòa Chile  (05/07/2018)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên