Thường trực Chính phủ thảo luận về phân bổ vốn cho các dự án quốc gia
TCCSĐT - Ngày 13-8, Thường trực Chính phủ đã họp dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để thảo luận và quyết định phương án phân bổ nguồn vốn 10.000 tỷ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các bộ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, rà soát kỹ, hoàn thiện phương án phân bổ 10.000 tỷ đồng, lấy ý kiến các thành viên Chính phủ trước khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.
Thủ tướng chỉ đạo tinh thần chung là ưu tiên nguồn vốn vào những dự án then chốt, nhất là nhiệm vụ phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát các nguồn vốn đầu tư còn lại của giai đoạn 2016 - 2020, bao gồm tất cả các nguồn tăng thu và nguồn dự phòng để có kế hoạch, phương án bố trí, phân bổ phù hợp, trong đó ưu tiên các dự án quan trọng cấp bách, thúc đẩy liên kết vùng miền và các vùng khó khăn, ưu tiên cho phòng, chống thiên tai, biến đổi khí hậu.
Về nguyên tắc, đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, Thủ tướng chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch dự kiến về dự toán thu - chi ngân sách nhà nước trong giai đoạn này.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Bộ Tài chính, các bộ, ngành tổng hợp xây dựng phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công năm 2020 để trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định và nhấn mạnh tinh thần là bảo đảm hài hòa các vùng, miền, ưu tiên các vùng còn khó khăn, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long và miền núi phía Bắc. Ưu tiên bố trí vốn các dự án quan trọng, cấp bách, liên kết vùng, có tính chất lan tỏa, tạo động lực thu hút đầu tư tư nhân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ đã thực hiện đúng quy định của pháp luật, đúng các nghị quyết, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội, bảo đảm công khai, minh bạch, không để lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí.
Quan điểm của Chính phủ là ưu tiên các vùng còn nhiều khó khăn, nhiệm vụ cấp thiết, bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm, tập trung các công trình quan trọng, tháo gỡ các nút thắt, cấp thiết để phát triển kinh tế - xã hội.
Cũng trong chiều 13-8, Thường trực Chính phủ đã họp về vấn đề tín dụng để đầu tư tuyến cao tốc Hữu nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng - Trà Lĩnh, 2 dự án giao thông quan trọng đối với phát triển kinh tế các tỉnh phía bắc. Tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng chính là huyết mạch của hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Đường từ Hà Nội đến Cao Bằng hiện dài 280km, ôtô di chuyển mất 5,5 giờ - 6 giờ. Sau khi các tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Hữu Nghị - Chi Lăng, Đồng Đăng - Trà Lĩnh hoàn thành, thời gian di chuyển sẽ rút ngắn xuống còn 2 giờ - 2,5 giờ.
Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đánh giá cao 2 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng về tinh thần dám nghĩ, dám làm, vượt khó, quyết tâm thực hiện các dự án hạ tầng trên, coi đây là trục quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Đối với dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, Thủ tướng hoan nghênh các ngân hàng đã vào cuộc tích cực; khẳng định Chính phủ tiếp tục tìm cách hỗ trợ dự án; đề nghị xử lý dứt điểm vấn đề tài chính cho dự án.
Đối với dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Thủ tướng đề nghị tập trung lập phương án tiền khả thi, làm rõ phương án tài chính cho dự án. Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành liên quan tìm các nguồn vốn khác nhau như vốn ODA cho dự án. Bộ Giao thông vận tải quan tâm thúc đẩy dự án./.
Thủ tướng: Lợi ích của từng tôn giáo gắn liền với lợi ích quốc gia  (10/08/2019)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên