Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc tại Hải Phòng
Ngày 24-4, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ về làm việc, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 tại thành phố Hải Phòng.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng báo cáo với Phó Thủ tướng cùng đoàn công tác về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố 4 tháng đầu năm 2018; tình hình cũng như những khó khăn, vướng mắc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.
Hải Phòng đã phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 theo đúng trình tự, quy định, với tổng số vốn là 66.049, 37 tỷ đồng, gồm: Vốn ngân sách Trung ương (vốn hỗ trợ các mục tiêu, vốn nước ngoài - ODA, vốn trái phiếu Chính phủ) và các nguồn vốn ngân sách địa phương.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng cũng kiến nghị với Trung ương các nhóm vấn đề. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2017/NĐ-CP, ngày 29-7-2017 quy định một số cơ chế chính sách tài chính ngân sách đặc thù đối với thành phố Hải Phòng, trong đó quy định hạn mức dư nợ cho đầu tư phát triển của thành phố tối đa là 40%. Tuy nhiên, với quy định hiện nay về trần nợ công và hạn mức vay do Quốc hội quy định cụ thể cho từng địa phương, từng năm thì quy định trên không phát huy được hiệu quả. Theo đó, thành phố đề nghị Chính phủ tháo gỡ cho Hải Phòng để huy động được nguồn lực tập trung đẩy mạnh đầu tư phát triển những năm tới.
Về bổ sung vốn đầu tư công trung hạn 2016 - 2020, Hải Phòng đề nghị Chính phủ xem xét, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn cho thành phố để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các dự án dang dở còn thiếu vốn (hiện, nhu cầu còn thiếu để hoàn thành 70 dự án đã được bố trí vốn ngân sách Trung ương từ năm 2017 trở về trước là 12.475,2 tỷ đồng). Đồng thời, đề nghị Chính phủ cho phép Hải Phòng được sử dụng vốn ngân sách Trung ương cho một số dự án khởi công mới có tác động lan toả, thúc đẩy phát triển thành phố và cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ như: xây dựng hạ tầng kỹ thuật Trung tâm Logistics quy mô cấp quốc gia, quốc tế phục vụ Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện, xây dựng đường dẫn cầu Tân Vũ - Lạch Huyện...
Đối với dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua thành phố Hải Phòng và 9 km trên địa bàn Thái Bình đã được giao kế hoạch trung hạn nguồn vốn trái phiếu Chính phủ 800 tỷ đồng. Kế hoạch năm 2018 dự kiến giao 720 tỷ đồng, tương ứng 90% kế hoạch trung hạn. Hải Phòng đề nghị sớm giao kế hoạch vốn năm 2018 để thành phố triển khai thực hiện dự án.
Về dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 37, đoạn qua địa phận thành phố Hải Phòng đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt với tổng mức đầu tư là 628,444 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Theo đó, Hải Phòng đề nghị Trung ương tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các bộ liên quan bố trí khoảng 200 tỷ đồng trong năm 2018 để thực hiện dự án.
Lắng nghe ý kiến của lãnh đạo thành phố Hải Phòng, các bộ, ngành liên quan, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của Hải Phòng trong phát triển kinh tế-xã hội mạnh mẽ, đạt kết quả nổi bật và rất ấn tượng. Hải Phòng là địa phương đi đầu cả nước trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội. Trong quý I/2018, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 15,01%, cao nhất từ trước đến nay. Kim ngạch xuất khẩu 4 tháng năm 2018 ước tăng 25,06% so với cùng kỳ năm 2017; sản lượng hàng hoá qua cảng ước đạt 33 triệu tấn, tăng 16,75% so với cùng kỳ năm 2017; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 229,56 triệu USD; thu ngân sách Nhà nước ước đạt hơn 22.096 tỷ đồng...Hải Phòng đang tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thống nhất 6 định hướng và giải pháp của Hải Phòng trong thời gian tới. Trong đó, Hải Phòng tập trung tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW, ngày 05-8-2003 của Bộ Chính trị “về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Trên cơ sở đó, đề nghị Trung ương nghiên cứu, xem xét, ra một Nghị quyết mới cho Hải Phòng.
Năm 2018 là năm bản lề, Hải Phòng tiếp tục phát triển toàn diện, đột phá trên tất cả các lĩnh vực, tạo đà cho những năm tiếp theo. Đặc biệt, Hải Phòng cần tập trung triển khai nhanh, bảo đảm chất lượng nhiều dự án, công trình quan trọng, có tác động lan toả, thúc đẩy phát triển thành phố và cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Đối với thực hiện đầu tư công, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ lưu ý, Hải Phòng có rất nhiều nỗ lực, tuy nhiên, tốc độ giải ngân còn thấp. Hải Phòng cần phối hợp với các bộ, ngành liên quan tăng tốc trong giải ngân đầu tư công cũng như giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để Hải Phòng sớm hoàn thành các dự án, công trình theo đúng tiến độ.
Các đề xuất khác của thành phố Hải Phòng, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ, ngành liên quan tiếp thu, từ đó tổng hợp, nghiên cứu, tính toán, trình Thủ tướng xem xét, giải quyết, sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và đoàn công tác đã đi khảo sát, kiểm tra tại nút giao thông World Bank Võ Nguyên Giáp và Dự án cầu Hoàng Văn Thụ bắc qua sông Cấm, nối phường Minh Khai (quận Hồng Bàng, Hải Phòng) với xã Tân Dương (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng). Đây là công trình khởi đầu cho việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Bắc sông Cấm theo định hướng phát triển không gian đô thị và điều chỉnh quy hoạch xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt./.
Việt Nam chia sẻ với Lào kinh nghiệm về lấy phiếu tín nhiệm  (24/04/2018)
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược với Singapore  (24/04/2018)
Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu đưa kim ngạch thương mại đạt 1 tỷ USD  (24/04/2018)
Phó Chủ tịch nước gặp song phương với lãnh đạo bang Victoria  (24/04/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên