Gắn bảo vệ rừng với nâng cao chất lượng đời sống người dân
Ngày 25-01, kết luận cuộc họp Ban Chỉ đạo Nhà nước về Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 (Chương trình 886), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo vệ, phát triển rừng, gắn với nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Theo Báo cáo tổng hợp và ý kiến thảo luận tại cuộc họp, công tác phát triển lâm nghiệp bền vững đã được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiện. Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ước đạt 41,45%, tăng 0,26% so với năm 2016, đạt chỉ tiêu kế hoạch theo Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.
Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực, giảm cả 3 tiêu chí về số vụ vi phạm, số vụ cháy rừng và diện tích rừng bị thiệt hại. Công tác trồng rừng được các địa phương quan tâm, cả nước đã trồng được 235.028 ha rừng tập trung, đạt 102,4% kế hoạch, bằng 101% so với cùng kỳ năm 2016. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tập trung cả năm đạt 18 triệu m3, vượt 6% so với kế hoạch năm 2017. Giá trị xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ và lâm sản 7,974 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2016; tiếp tục dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên trong cả nước. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tiếp tục là nguồn thu quan trọng của ngành, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, sản xuất lâm nghiệp còn một số tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục trong thời gian tới; vẫn còn những điểm nóng về phá rừng, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép và chống người thi hành công vụ, nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên và tỉnh Quảng Nam...
Kết quả trồng rừng thay thế của các dự án chuyển sang mục đích kinh doanh, mục đích công cộng còn thấp. Một số dự án đã nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của địa phương, nhưng để vốn tồn đọng, chưa triển khai kế hoạch trồng rừng thay thế. Việc bố trí hiện trường trồng rừng ven biển gặp nhiều khó khăn; tiến độ sắp xếp, đổi mới Công ty lâm nghiệp còn chậm, chất lượng đề án, phương án tổng thể chưa cao, chưa sát thực, chưa có định hướng sản xuất kinh doanh phù hợp; năng suất, chất lượng, hiệu quả của các sản phẩm lâm nghiệp còn thấp.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, bảo vệ, phát triển rừng phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống người dân. Yêu cầu đặt ra là phải bảo vệ diện tích rừng hiện có, tăng tỉ lệ che phủ rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; đồng thời phải nâng cao năng suất, chất lượng rừng; nâng cao giá trị, tính cạnh tranh của các sản phẩm lâm nghiệp.
Năm 2018, mục tiêu đặt ra là đưa tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 41,6%, tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt từ 6,0% đến 6,5%, giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt từ 8,5 - 9,0 tỷ USD, đồng thời tiếp tục duy trì ổn định 25 triệu việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng, gắn với xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Để thực hiện mục tiêu này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu trước hết phải hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng; cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng thành các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng; đồng thời phải làm tốt công tác quy hoạch rừng, rà soát lại, cập nhật quy hoạch theo thực tế, từ đó xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, trong đó xác định rõ nguồn lực, thứ tự ưu tiên triển khai thực hiện. “Tái cấu trúc ngành lâm nghiệp phải bắt đầu từ quy hoạch, quy hoạch phải thực sự phù hợp với thực tiễn, khả thi, là công cụ hữu hiệu cho quản lý nhà nước về bảo vệ, phát triển rừng”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu phải tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm mọi vi phạm các quy định bảo vệ rừng; đổi mới tổ chức sản xuất lâm nghiệp, phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình 886, Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng (Chương trình REDD+) đến năm 2030 gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp; tăng cường đôn đốc, giám sát các địa phương thực hiện Chương trình 886, Đề án trồng rừng thay thế, Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng, trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp; đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12-01-2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện Chương trình 886, Chương trình REDD+.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư được yêu cầu chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp danh mục các dự án ODA cho lâm nghiệp, trong đó ưu tiên cho khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc, khu vực ven biển; rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án bổ sung vốn đầu tư phát triển cho Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020; khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016 - 2025, hoàn thành trong quý I năm 2018. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo hoàn thành công tác đo đạc, cắm mốc đất đai cho các Công ty lâm nghiệp để thực hiện sắp xếp, đổi mới.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo thực hiện toàn diện chỉ tiêu nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn; rà soát, bố trí đủ vốn ngân sách nhà nước cho các dự án bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2018; không bố trí vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ theo Chương trình 886 cho mục đích khác./.
Đổi mới, nâng cao hiệu quả đầu tư công  (25/01/2018)
Tránh chồng chéo, lãng phí trong xây dựng cơ sở dữ liệu  (25/01/2018)
Thành phố Hồ Chí Minh: Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát ngay từ chi bộ - Giải pháp ngăn chặn suy thoái tư tưởng chính trị trong cán bộ, đảng viên  (25/01/2018)
Doanh nhân cần tận dụng cơ hội của cách mạng 4.0  (25/01/2018)
Khởi động chương trình kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp  (25/01/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên