Thanh Hóa cần rút kinh nghiệm sâu sắc về công tác cán bộ
Chiều 23-01, tại thành phố Thanh Hóa, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về tình hình hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ tỉnh lần thứ XVIII và nhiệm vụ giải pháp chủ yếu giai đoạn 2016 - 2020.
Trong hai năm đầu nhiệm kỳ (2015 - 2020), tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh Thanh Hóa có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được kết quả quan trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Nổi bật trong bức tranh tổng thể đó là kinh tế đạt mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2016 đạt 9,05%, vượt mục tiêu kế hoạch và cao nhất trong khu vực Bắc Trung Bộ; năm 2017 đạt 9,08%, cao hơn bình quân cả nước và nhiều tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2017 đạt 88.165 tỷ đồng, gấp 8 lần so với năm 2010. GRDP bình quân đầu người năm 2017 đạt 1.705 USD, gấp 2,1 lần so với năm 2010.
Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao những nỗ lực của Đảng Bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa trong việc thực hiện các nhiệm vụ đề ra. Trong cơ cấu các ngành kinh tế tại Thanh Hóa, khu vực công nghiệp - xây dựng chuyển động theo hướng tích cực, hiện chiếm 42,4%, dịch vụ chiếm 39,3%, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản là 14,2%. Thanh Hóa đã hình thành một số ngành công nghiệp quy mô lớn ximăng, mía đường, sản xuất vật liệu xây dựng, điện, lọc hóa dầu. Năm 2017, ngành du lịch tỉnh đón 7 triệu lượt khách.
Ghi nhận công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tại Thanh Hóa có nhiều đổi mới, chuyển biến tích cực, Chủ tịch Quốc hội lưu ý Thanh Hóa cần rút kinh nghiệm sâu sắc về công tác cán bộ qua vụ việc kỷ luật cán bộ vừa qua.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh bước vào năm thứ ba thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ tỉnh, Tỉnh ủy Thanh Hóa cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện hơn, tạo không khí mới để năm 2018 lãnh đạo triển khai hoàn thành xuất sắc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, giữ vững an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, góp phần củng cố niềm tin trong nhân dân; thực hiện các Nghị quyết các Nghị quyết của Trung ương, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá hoạt động tích cực của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, Hội đồng nhân dân tỉnh đạt nhiều kết quả khả quan. Chất lượng hoạt động ngày càng nâng lên, đáp ứng nguyện vọng, yêu cầu của nhân dân. Theo Chủ tịch Quốc hội, những hạn chế, khó khăn thách thức hiện nay của tỉnh tập trung vào chất lượng tăng trưởng, khả năng cạnh tranh và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng Bộ. Cụ thể ngay trong Khu kinh tế Nghi Sơn - một trong tám Khu kinh tế ven biển trọng điểm của cả nước vẫn còn chưa hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội cho biết Quốc hội đang chỉ đạo rà soát phân loại những dự án, công trình trọng điểm do ngân sách Trung ương đảm nhiệm trong cả nước mà khi hoàn thành sẽ thúc đẩy kinh tế cho cả vùng, địa phương để phân bổ vốn đầu tư công trung hạn. Theo đó, những kiến nghị chính đáng của Thanh Hóa sẽ được xem xét giải quyết. Cụ thể là hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội Khu kinh tế Nghi Sơn. Quốc hội cũng sẽ yêu cầu Chính phủ, các Bộ báo cáo; sau đó Ủy ban Tài Chính - Ngân sách của Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội làm việc với các bộ, ngành rà soát, tổng hợp...
Về Dự án nạo vét luồng tàu ra vào cảng Nghi Sơn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Giao thông Vận tải tổng hợp nhu cầu, báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải quyết...
Cơ bản nhất trí với những những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của tỉnh đặt ra trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Tỉnh ủy đoàn kết thống nhất, đổi mới và năng động hơn nữa để khắc phục, hạn chế tồn tại; phát huy tiềm năng lợi thế của tỉnh nhà để thực hiện mục tiêu đề ra.
Về mục tiêu tăng trưởng cho giai đoạn tiếp theo, theo Chủ tịch Quốc hội, trong phát triển kinh tế tỉnh cần tính toán có trọng điểm nhưng tránh phụ thuộc và cần cân đối một cách toàn diện; phấn đấu tăng trưởng kinh tế bình quân cho năm 2018 là 18%, Thanh Hóa cần tính toán dựa trên cơ sở rõ ràng. Cùng với đó tỉnh cần xây dựng hạ tầng đồng Bộ để phát triển thế mạnh du lịch biển.
Nhấn mạnh là tỉnh có dân số lớn, với gần 3,6 triệu người, Chủ tịch Quốc hội lưu ý Thanh Hóa cần chú trọng chăm lo gia đình chính sách, người có công, quan tâm công tác giảm nghèo và giảm tỷ lệ tái nghèo; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trên các lĩnh vực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước./.
Quyền lực nào cũng phải được kiểm soát  (24/01/2018)
Việt Nam coi Nga là đối tác ưu tiên trong hợp tác kỹ thuật quân sự  (24/01/2018)
Lãnh đạo Lào đánh giá cao sự hỗ trợ và hợp tác của Thành phố Hồ Chí Minh  (24/01/2018)
Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Nga thăm chính thức Việt Nam  (24/01/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt cán bộ hưu trí Văn phòng Chính phủ  (24/01/2018)
Văn phòng Chủ tịch nước cần tích cực ứng dụng văn phòng điện tử  (24/01/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên