Thủ tướng tham dự Khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 31
Sáng 13-11, Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 31 và các hội nghị liên quan đã chính thức khai mạc tại Trung tâm văn hóa Philippines ở thủ đô Manila, mở đầu cho chuỗi các cuộc họp quan trọng nhất trong năm 2017 của các quốc gia ASEAN.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo của 9 nước thành viên ASEAN, cùng các lãnh đạo của khoảng 20 quốc gia và các tổ chức quốc tế, gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Liên minh châu Âu (EU) và Liên hợp quốc đã tham dự phiên khai mạc hội nghị.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte - Chủ tịch ASEAN 2017 - cùng Phu nhân nồng nhiệt chào đón các nhà lãnh đạo khu vực, thế giới và các Phu nhân tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 31 tại Đại sảnh của Trung tâm văn hóa Philippines.
Trong bài phát biểu chào mừng ngay sau lễ đón, Tổng thống R. Duterte cho rằng, các cuộc họp trong khuôn khổ ASEAN 31 và các hội nghị liên quan sẽ là cơ hội tốt để các thành viên ASEAN và các đối tác thảo luận về các vấn đề của khu vực nhưng có tầm quan trọng quốc tế.
Tổng thống R. Duterte cũng kịch liệt lên án chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực, coi đây là những mối đe dọa “không ranh giới”; ngoài ra, những vi phạm về bản quyền và nạn cướp biển của khu vực cũng là những mối nguy hại ảnh hưởng mạnh đến tăng trưởng kinh tế của khu vực và toàn cầu. Tổng thống R. Duterte đặt trọng tâm hợp tác của ASEAN đối với vấn đề phòng, chống, đấu tranh với tội phạm ma túy bất hợp pháp.
Với 10 hội nghị chính thức bao gồm cả các hội nghị giữa ASEAN với các đối tác, lãnh đạo các nước ASEAN sẽ thảo luận các nội dung về xây dựng cộng đồng; trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế và định huớng hợp tác tiếp theo. Ngoài ra, tại Hội nghị cấp cao lần thứ 31, lãnh đạo các nước sẽ thông qua nhân sự mới cho vị trí Tổng Thư ký ASEAN nhiệm kỳ 2018 - 2022.
ASEAN 31 là sự kiện quan trọng nhất trong năm của ASEAN với số lượng văn kiện thông qua rất lớn: 55 văn kiện. Đây cũng là hoạt động đối ngoại quan trọng, tâm điểm của đối ngoại đa phương của Việt Nam trong năm 2017.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, xu hướng bảo hộ gia tăng và các thách thức xuất hiện ngày một nhiều, khác với những lần trước, Hội nghị lần này sẽ nhấn mạnh việc củng cố, tăng cường đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; thu hẹp khoảng cách phát triển và nâng cao năng lực của Cộng đồng ASEAN để có một ASEAN tự cường, phục vụ lợi ích người dân các nước thành viên và bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.
Sau Hội nghị Cấp cao ASEAN sẽ diễn ra các Hội nghị Cấp cao giữa ASEAN và các đối tác, bao gồm Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 (với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) lần thứ 20; Cấp cao ASEAN+1 (với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Canada, Liên minh châu Âu, Liên hợp quốc) và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 12 tại Manila./.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước 2018  (13/11/2017)
Việt Nam và Trung Quốc nhất trí thúc đẩy phát triển cân bằng  (13/11/2017)
Botswana đánh giá cao phát triển kinh tế, giảm nghèo của Việt Nam  (13/11/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp mặt đại biểu chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2017  (13/11/2017)
Truyền thông Malaysia đánh giá cao công tác tổ chức APEC của Việt Nam  (13/11/2017)
Thủ tướng làm việc với Thủ tướng Lào và Campuchia bên lề ASEAN 31  (13/11/2017)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển