Việt Nam ủng hộ nghị quyết kêu gọi Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vận chống Cuba
Trưa 01-11 (giờ New York, tức tối 01-11 theo giờ Hà Nội), Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 71 đã họp phiên toàn thể thông qua Nghị quyết lên án lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba, với tỷ lệ phiếu áp đảo 191 phiếu thuận trên tổng số 193 phiếu.
Mỹ và Israel bỏ phiếu chống, thay vì bỏ phiếu trắng như năm ngoái. Đây là lần thứ 26 liên tiếp đại đa số các nước thành viên Liên hợp quốc bày tỏ sự ủng hộ đối với nghị quyết mang tên Báo cáo “Sự cần thiết phải chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt chống Cuba” do chính phủ Cuba trình lên hằng năm.
Tham dự phiên họp có đông đảo đại diện các quốc gia thành viên Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế như Tổ chức hợp tác các quốc gia Hồi giáo, Phong trào không liên kết...
Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, trực tiếp tham dự và phát biểu tại phiên họp.
Trong phần phát biểu tranh luận và giải thích phiếu, đại diện một loạt quốc gia và các nhóm nước như Không liên kết, G77 châu Phi, Cộng đồng các nước Caribe, MERCOSUR và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo… đã lên án mạnh mẽ lệnh cấm vận của Mỹ vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế; kêu gọi Mỹ có trách nhiệm thực thi các Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc và chấm dứt ngay lệnh cấm vận phi pháp đối với Cuba.
Đại diện các nước cũng đánh giá cao sự đóng góp của Cuba đối với việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế.
Phát biểu trước Đại hội đồng, Đại sứ Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh thời gian qua, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã nhiều lần họp, kêu gọi Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận chống Cuba, tuy nhiên cộng đồng quốc tế vẫn chưa hoàn thành được mục tiêu này.
Theo Đại sứ, việc áp đặt các biện pháp cấm vận kinh tế, tài chính, thương mại chống Cuba là hành động đơn phương, bất công, không phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế và các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. Hoạt động này đã gây ra nhiều thiệt hại trên các lĩnh vực, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân Cuba.
Với chính sách nhất quán phản đối tất cả các hành động đơn phương áp đặt cấm vận và các biện pháp mang tính cưỡng bức nhằm vào một quốc gia có chủ quyền, Việt Nam chia sẻ quan điểm rằng, lệnh cấm vận áp đặt chống Cuba là bất hợp lý.
Việc tăng cường cấm vận chống Cuba sẽ vi phạm nghiêm trọng hơn quyền con người của người dân Cuba, ảnh hưởng không chỉ tới sự phát triển của kinh tế Cuba mà còn cả thương mại quốc tế và việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững của chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc.
Do đó, Việt Nam ủng hộ dự thảo nghị quyết A/72/L.2 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, đồng thuận cùng cộng đồng quốc tế kêu gọi Mỹ gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận chống Cuba, đồng thời có những bước đi cần thiết để tiến tới bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Cuba./.
Giải quyết vướng mắc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế  (02/11/2017)
Thực hiện nghiêm Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương về ứng phó với bão và mưa lũ  (02/11/2017)
Nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga  (02/11/2017)
Nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga  (02/11/2017)
Cần Thơ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí  (02/11/2017)
Phát triển du lịch thành ngành kinh tế chủ lực của tỉnh Sóc Trăng  (02/11/2017)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam