Thủ tướng phê duyệt phát triển VietnamPlus là báo đối ngoại quốc gia
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt “Đề án phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam” đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu VietnamPlus trở thành 1 trong 5 báo điện tử có lượng truy cập cao nhất từ nước ngoài.
Đề án cũng đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020, báo in Việt Nam News, tạp chí in Báo ảnh Việt Nam và báo điện tử VietnamPlus của Thông tấn xã Việt Nam phát triển thành các báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia có tầm ảnh hưởng trong khu vực và trên thế giới; hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin đối ngoại theo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Cụ thể, báo in Việt Nam News phát triển tăng số lượng và chất lượng tin, bài chuyên sâu và các chuyên trang, chuyên mục; bảo đảm chất lượng thông tin và đạt hiệu quả cao về tuyên truyền đối ngoại; phát triển báo in dưới dạng điện tử (e-paper) để hỗ trợ và từng bước thay thế dần việc phát hành báo giấy; mở rộng đối tượng bạn đọc nước ngoài truy cập trang thông tin điện tử Việt Nam News từ 150 nước hiện nay lên 190 nước.
Cùng với đó, mở rộng địa bàn thông tin đối ngoại của tạp chí in Báo ảnh Việt Nam nhằm tăng cường sự hiện diện, quảng bá hình ảnh Việt Nam đến độc giả quốc tế; tăng phát hành miễn phí tạp chí in Báo ảnh Việt Nam từ 140 nước lên 160 nước, trước mắt ưu tiên độc giả vùng biên giới Việt Nam với Lào, Trung Quốc và các nước khu vực Mỹ Latinh.
Đối với báo điện tử VietnamPlus, xây dựng phiên bản tiếng Nga trên báo điện tử VietnamPlus nâng tổng số ngữ của báo lên thành 6 ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung Quốc và tiếng Nga); nâng cao chất lượng biên tập, biên dịch trên báo điện tử VietnamPlus; phấn đấu trở thành báo điện tử tích hợp nhiều loại hình thông tin nhất, đi đầu về ứng dụng các công nghệ mới vào quy trình sản xuất thông tin điện tử, đáp ứng yêu cầu của độc giả.
Từ năm 2020 đến năm 2030, phát triển thêm các ngữ mới: Tiếng Pháp, tiếng Khmer và tiếng Nga trên Báo ảnh Việt Nam (bản in); tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc và tiếng Đức trên báo điện tử VietnamPlus. Các báo in cơ bản chuyển sang phát hành dưới dạng điện tử (e-paper), tiếp tục đẩy mạnh các trang thông tin điện tử; mở rộng địa bàn truy cập của các báo đến các khu vực trọng điểm trên thế giới, các nước lớn với lượng truy cập tăng cao hơn giai đoạn trước.
Để đạt được mục tiêu trên, giải pháp đặt ra là Thông tấn xã Việt Nam phải nâng cao số lượng và chất lượng thông tin đối ngoại, thông tin kịp thời, có sức thuyết phục về tình hình đất nước và con người Việt Nam.
Bên cạnh đó, xây dựng và tăng cường số lượng, chất lượng các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề phù hợp với đặc thù của từng địa bàn, nhu cầu của từng nước và theo lĩnh vực để thu hút độc giả; tăng cường sử dụng chuyên gia nước ngoài có chuyên môn, trình độ ngôn ngữ báo chí để nâng cao chất lượng biên tập, biên dịch và tăng lượng thông tin đối ngoại viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài để phù hợp văn phong, ngôn ngữ và hấp dẫn độc giả; tăng cường sản xuất các sản phẩm thông tin đa phương tiện theo xu hướng báo chí mới, hiện đại trên nền tảng công nghệ số, bao gồm cả cung cấp thông tin lên các trang mạng xã hội để thu hút độc giả./.
Việt Nam hoan nghênh, chào đón các doanh nghiệp Bỉ mở rộng đầu tư  (31/10/2017)
Việt Nam mong muốn Bangladesh mở rộng nhập khẩu nông sản  (31/10/2017)
Gia tăng bất hợp lý chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế  (31/10/2017)
Cần có lộ trình để bảo đảm mức tăng trưởng kinh tế bền vững  (31/10/2017)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển