Khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam
00:06, ngày 05-10-2017
Ngày 04-10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã tiếp Phó Chủ tịch Hội đồng thúc đẩy ngoại giao nhân dân Nhật Bản (FEC) Yoshihiko Nakagaki đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
Phát biểu tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng bày tỏ vui mừng khi quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản phát triển ngày càng mạnh mẽ, toàn diện và thực chất trên mọi lĩnh vực với sự tin cậy chính trị không ngừng được nâng cao. Giao lưu và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước được duy trì thường xuyên.
Đặc biệt, việc hai nước ra Tuyên bố chung về việc làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng đã tạo dấu mốc và động lực mới, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ, sâu rộng hơn nữa trong thời gian tới.
Về mặt kinh tế, Nhật Bản tiếp tục là đối tác hàng đầu của Việt Nam khi là nước cung cấp ODA lớn nhất, là đối tác đầu tư trực tiếp thứ hai, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam có uy tín và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng hoan nghênh các doanh nghiệp thành viên của FEC hằng năm đều tổ chức đoàn đến thăm, tìm hiểu về chính sách phát triển kinh tế và thu hút doanh nghiệp Nhật Bản của Việt Nam, cũng như trao đổi ý kiến để thúc đẩy hơn nữa hợp tác đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Phó Chủ tịch Hội đồng thúc đẩy ngoại giao nhân dân Nhật Bản Yoshihiko Nakagaki cho biết, liên tục trong 7 năm qua, ông đều dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của FEC sang thăm, làm việc tại Việt Nam, qua đó chứng kiến sự phát triển ấn tượng về mọi mặt kinh tế - xã hội.
Ông Yoshihiko Nakagaki cho rằng, ODA của Nhật Bản đã được Việt Nam sử dụng có hiệu quả, đặc biệt trong phát triển hạ tầng, qua đó dần hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian tới, khi nền kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển lớn mạnh hơn, hai nước cần có sự điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng ODA.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và các thành viên cấp cao FEC cũng nhất trí cho rằng, trong thời gian tới, giữa hai nước còn nhiều tiềm năng để tăng cường hợp tác kinh tế. Những tiến triển trong quá trình liên kết kinh tế khu vực như Cộng đồng ASEAN đã được thành lập và đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đang được thúc đẩy… sẽ mang lại nhiều cơ hội mới trong hợp tác kinh tế trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh quyết tâm tiếp tục nỗ lực triển khai mạnh mẽ các biện pháp hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý, chính sách… để tạo môi trường đầu tư, kinh doanh ổn định và thông thoáng hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam./.
Đặc biệt, việc hai nước ra Tuyên bố chung về việc làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng đã tạo dấu mốc và động lực mới, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ, sâu rộng hơn nữa trong thời gian tới.
Về mặt kinh tế, Nhật Bản tiếp tục là đối tác hàng đầu của Việt Nam khi là nước cung cấp ODA lớn nhất, là đối tác đầu tư trực tiếp thứ hai, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam có uy tín và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng hoan nghênh các doanh nghiệp thành viên của FEC hằng năm đều tổ chức đoàn đến thăm, tìm hiểu về chính sách phát triển kinh tế và thu hút doanh nghiệp Nhật Bản của Việt Nam, cũng như trao đổi ý kiến để thúc đẩy hơn nữa hợp tác đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Phó Chủ tịch Hội đồng thúc đẩy ngoại giao nhân dân Nhật Bản Yoshihiko Nakagaki cho biết, liên tục trong 7 năm qua, ông đều dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của FEC sang thăm, làm việc tại Việt Nam, qua đó chứng kiến sự phát triển ấn tượng về mọi mặt kinh tế - xã hội.
Ông Yoshihiko Nakagaki cho rằng, ODA của Nhật Bản đã được Việt Nam sử dụng có hiệu quả, đặc biệt trong phát triển hạ tầng, qua đó dần hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian tới, khi nền kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển lớn mạnh hơn, hai nước cần có sự điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng ODA.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và các thành viên cấp cao FEC cũng nhất trí cho rằng, trong thời gian tới, giữa hai nước còn nhiều tiềm năng để tăng cường hợp tác kinh tế. Những tiến triển trong quá trình liên kết kinh tế khu vực như Cộng đồng ASEAN đã được thành lập và đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đang được thúc đẩy… sẽ mang lại nhiều cơ hội mới trong hợp tác kinh tế trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh quyết tâm tiếp tục nỗ lực triển khai mạnh mẽ các biện pháp hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý, chính sách… để tạo môi trường đầu tư, kinh doanh ổn định và thông thoáng hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam./.
Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 6 khóa XII của Tổng Bí thư  (05/10/2017)
Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW và Nghị quyết 11-NQ/TW  (05/10/2017)
WB: Triển vọng kinh tế trung hạn của Việt Nam là tích cực  (05/10/2017)
Nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân ở các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai và miền Đông Nam Bộ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (04/10/2017)
Báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương  (04/10/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên