Việt Nam chia sẻ những kinh nghiệm trong xử lý bất bình đẳng xã hội
23:42, ngày 04-10-2017
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, tại trụ sở Liên hợp quốc, New York, Ủy ban 3 về các vấn đề xã hội, nhân đạo và văn hóa ngày 02-10 đã chính thức khai mạc khóa họp 72, thống nhất chương trình nghị sự và kế hoạch hoạt động.
Trong phiên họp ngày 03-10, Việt Nam đã chia sẻ những kinh nghiệm trong xử lý bất bình đẳng xã hội, trong đó nhấn mạnh vai trò của giáo dục và sức mạnh lan tỏa của tri thức.
Phát biểu khai mạc, ông Lưu Chấn Dân, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, phụ trách các vấn đề kinh tế - xã hội cho rằng việc triển khai Chương trình nghị sự 2030 bước đầu có tiến triển, song còn chậm.
Ông nhấn mạnh tới những thách thức đang đặt ra cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng kinh tế chậm, thiên tai, biến đổi khí hậu, bất bình đẳng, thiếu việc làm, già hóa dân số…
Trong bối cảnh đó, ông đề nghị ưu tiên các nhóm yếu thế, tăng cường bảo trợ xã hội, chú trọng công tác thống kê để nâng cao hiệu quả triển khai, giám sát và tính trách nhiệm. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến việc duy trì hòa bình, ngăn ngừa xung đột là điều kiện tiên quyết để bảo đảm phát triển bền vững.
Sau phiên khai mạc, Ủy ban 3 bắt đầu thảo luận nội dung đầu tiên về phát triển xã hội, tập trung xem xét triển khai kết quả Hội nghị Cấp cao toàn cầu về Phát triển Xã hội và phiên họp đặc biệt thứ 24 của Đại hội đồng và các vấn đề khác liên quan đến tình hình xã hội thế giới, thanh niên, người cao tuổi, người khuyết tật, gia đình…
Các nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng xã hội bao trùm với sự tham gia của tất cả các nhóm, tầng lớp nhân dân, bảo đảm "không ai bị bỏ lại phía sau".
Đồng thời, các nước cũng chia sẻ kinh nghiệm quốc gia trong việc xóa đói giảm nghèo, giảm thiểu các khó khăn đặt ra cho các nhóm yếu thế, tăng cường cơ hội tiếp cận của các nhóm này trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, nhà ở, hỗ trợ tài chính, việc làm, tổ chức các diễn đàn cho thanh niên chia sẻ suy nghĩ và đóng góp ý kiến cho việc hoạch định chính sách cũng như tạo điều kiện cho sự tham gia và đóng góp của người cao tuổi trong các vấn đề xã hội.
Tại phiên họp ngày 03-10, bà Phạm Thị Kim Anh, Đại sứ, Phó Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc đã có bài phát biểu nhấn mạnh vấn đề bất bình đẳng đang ngày càng phức tạp, cả giữa các quốc gia và trong từng quốc gia, dưới nhiều hình thức khác nhau về thu nhập, giới tính, việc làm, tiếp cận giáo dục, y tế, công nghệ, nước sạch…, tác động tới mọi mặt đời sống và đang đe dọa các thành quả mà thế giới đạt được trong nhiều thập kỷ qua. Việc xử lý vấn đề bất bình đẳng trở thành một trong những nhu cầu cấp bách nhất đối với tất cả các khu vực, quốc gia và cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm quốc gia, Đại sứ Phạm Thị Kim Anh nêu bật vai trò của giáo dục với sức mạnh lan tỏa của tri thức sẽ đóng góp quan trọng vào việc giảm bất bình đẳng; đặc biệt đối với các nhóm yếu thế như phụ nữ, trẻ em gái, người khuyết tật, giáo dục là con đường đưa họ đến với các cơ hội có một cuộc sống tốt đẹp hơn bởi giá trị to lớn của giáo dục trong việc trang bị kiến thức, kỹ năng và sự tự tin để làm chủ cuộc sống, tham gia và đóng góp vào tiến trình phát triển chung.
Đại sứ Phạm Thị Kim Anh cho biết giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, với 20% ngân sách dành cho giáo dục cùng nhiều chính sách thuận lợi về miễn/giảm học phí, cấp học bổng cho các sinh viên, học sinh nghèo cũng như các sinh viên, học sinh dân tộc thiểu số, đồng thời khẳng định Việt Nam tiếp tục cam kết và thúc đẩy hợp tác quốc tế về giáo dục./.
Phát biểu khai mạc, ông Lưu Chấn Dân, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, phụ trách các vấn đề kinh tế - xã hội cho rằng việc triển khai Chương trình nghị sự 2030 bước đầu có tiến triển, song còn chậm.
Ông nhấn mạnh tới những thách thức đang đặt ra cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng kinh tế chậm, thiên tai, biến đổi khí hậu, bất bình đẳng, thiếu việc làm, già hóa dân số…
Trong bối cảnh đó, ông đề nghị ưu tiên các nhóm yếu thế, tăng cường bảo trợ xã hội, chú trọng công tác thống kê để nâng cao hiệu quả triển khai, giám sát và tính trách nhiệm. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến việc duy trì hòa bình, ngăn ngừa xung đột là điều kiện tiên quyết để bảo đảm phát triển bền vững.
Sau phiên khai mạc, Ủy ban 3 bắt đầu thảo luận nội dung đầu tiên về phát triển xã hội, tập trung xem xét triển khai kết quả Hội nghị Cấp cao toàn cầu về Phát triển Xã hội và phiên họp đặc biệt thứ 24 của Đại hội đồng và các vấn đề khác liên quan đến tình hình xã hội thế giới, thanh niên, người cao tuổi, người khuyết tật, gia đình…
Các nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng xã hội bao trùm với sự tham gia của tất cả các nhóm, tầng lớp nhân dân, bảo đảm "không ai bị bỏ lại phía sau".
Đồng thời, các nước cũng chia sẻ kinh nghiệm quốc gia trong việc xóa đói giảm nghèo, giảm thiểu các khó khăn đặt ra cho các nhóm yếu thế, tăng cường cơ hội tiếp cận của các nhóm này trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, nhà ở, hỗ trợ tài chính, việc làm, tổ chức các diễn đàn cho thanh niên chia sẻ suy nghĩ và đóng góp ý kiến cho việc hoạch định chính sách cũng như tạo điều kiện cho sự tham gia và đóng góp của người cao tuổi trong các vấn đề xã hội.
Tại phiên họp ngày 03-10, bà Phạm Thị Kim Anh, Đại sứ, Phó Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc đã có bài phát biểu nhấn mạnh vấn đề bất bình đẳng đang ngày càng phức tạp, cả giữa các quốc gia và trong từng quốc gia, dưới nhiều hình thức khác nhau về thu nhập, giới tính, việc làm, tiếp cận giáo dục, y tế, công nghệ, nước sạch…, tác động tới mọi mặt đời sống và đang đe dọa các thành quả mà thế giới đạt được trong nhiều thập kỷ qua. Việc xử lý vấn đề bất bình đẳng trở thành một trong những nhu cầu cấp bách nhất đối với tất cả các khu vực, quốc gia và cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm quốc gia, Đại sứ Phạm Thị Kim Anh nêu bật vai trò của giáo dục với sức mạnh lan tỏa của tri thức sẽ đóng góp quan trọng vào việc giảm bất bình đẳng; đặc biệt đối với các nhóm yếu thế như phụ nữ, trẻ em gái, người khuyết tật, giáo dục là con đường đưa họ đến với các cơ hội có một cuộc sống tốt đẹp hơn bởi giá trị to lớn của giáo dục trong việc trang bị kiến thức, kỹ năng và sự tự tin để làm chủ cuộc sống, tham gia và đóng góp vào tiến trình phát triển chung.
Đại sứ Phạm Thị Kim Anh cho biết giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, với 20% ngân sách dành cho giáo dục cùng nhiều chính sách thuận lợi về miễn/giảm học phí, cấp học bổng cho các sinh viên, học sinh nghèo cũng như các sinh viên, học sinh dân tộc thiểu số, đồng thời khẳng định Việt Nam tiếp tục cam kết và thúc đẩy hợp tác quốc tế về giáo dục./.
Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII bàn và quyết định nhiều vấn đề quan trọng  (04/10/2017)
Chính phủ đồng ý lùi thời gian thực hiện chương trình phổ thông mới  (04/10/2017)
PVN thực hiện tiết kiệm hơn 2.600 tỷ đồng  (04/10/2017)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 25-9 đến ngày 01-10-2017)  (03/10/2017)
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng tổ chức các phong trào thi đua  (03/10/2017)
Thủ tướng yêu cầu siết chặt kỷ cương, hoàn thành kế hoạch 2017  (03/10/2017)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay