Thủ tướng đối thoại chính sách với các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn
20:21, ngày 30-09-2017
Để lắng nghe những khó khăn, vướng mắc, làm cơ sở hoàn thiện chính sách của Chính phủ nhằm triển khai có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) về phát triển kinh tế tư nhân, sáng 30-9-2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi tọa đàm-đối thoại chính sách với chủ đề “Chính phủ và các tập đoàn kinh tế tư nhân cùng đồng hành phát triển kinh tế.”
Cùng dự có lãnh đạo một số bộ, ngành thuộc khối kinh tế tổng hợp; các thành viên Tổ tư vấn chính sách của Thủ tướng Chính phủ và 14 Chủ tịch, Tổng Giám đốc các tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu của đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và đánh giá cao kết quả sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty có mặt tại buổi tọa đàm và nhấn mạnh đây là những doanh nghiệp thành công nhất trong khối kinh tế tư nhân, có những đóng góp quan trọng vào thành tích phát triển kinh tế của đất nước.
Nhấn mạnh đến mục tiêu buổi tọa đàm, Thủ tướng mong muốn được nghe những khó khăn, vướng mắc mà các tập đoàn, tổng công ty đang gặp phải trong sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng nêu rõ buổi tọa đàm là hành động cụ thể nhằm triển khai Nghị quyết Trung ương 5 về phát triển kinh tế tư nhân thành động lực của nền kinh tế. Đặt vấn đề vì sao kinh tế tư nhân ở Việt Nam chưa phát triển, phải chăng là những khó khăn, tồn tại trong lĩnh vực về thuế khóa, môi trường kinh doanh, Thủ tướng cũng đặt bài toán trách nhiệm của Nhà nước phải làm gì để thúc đẩy kinh tế tư nhân. Thủ tướng mong muốn được lắng nghe những ý kiến trên tinh thần nói thẳng, nói thật trách nhiệm vì lợi ích chung của đất nước.
Cho rằng, thời gian gần đây, khối kinh tế tư nhân có những bước phát triển mạnh mẽ, chiếm số lượng gần tuyệt đối trong tổng số lượng khối các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ rõ trong tổng số các doanh nghiệp tư nhân, chỉ một số nhỏ có quy mô tương đối khá, còn lại là các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ.
Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ lắng nghe và tiếp nhận các ý kiến của các tập đoàn, tổng công ty để tháo gỡ những nút thắt, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển. Những ý kiến từ buổi tọa đàm sẽ góp phần giúp Chính phủ hình thành và hoàn thiện các chính sách, định hướng, qua đó tiếp tục tháo gỡ những vấn đề bất cập, rào cản đang đặt ra đối với phát triển doanh nghiệp.
Buổi tọa đàm là cơ sở quan trọng để triển khai hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 nhằm tạo ra một môi trường pháp lý, kinh doanh tốt nhất đưa doanh nghiệp tư nhân phát triển đúng hướng và ngày càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh, đóng góp nhiều hơn nữa vào tỷ trọng GDP của đất nước./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và đánh giá cao kết quả sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty có mặt tại buổi tọa đàm và nhấn mạnh đây là những doanh nghiệp thành công nhất trong khối kinh tế tư nhân, có những đóng góp quan trọng vào thành tích phát triển kinh tế của đất nước.
Nhấn mạnh đến mục tiêu buổi tọa đàm, Thủ tướng mong muốn được nghe những khó khăn, vướng mắc mà các tập đoàn, tổng công ty đang gặp phải trong sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng nêu rõ buổi tọa đàm là hành động cụ thể nhằm triển khai Nghị quyết Trung ương 5 về phát triển kinh tế tư nhân thành động lực của nền kinh tế. Đặt vấn đề vì sao kinh tế tư nhân ở Việt Nam chưa phát triển, phải chăng là những khó khăn, tồn tại trong lĩnh vực về thuế khóa, môi trường kinh doanh, Thủ tướng cũng đặt bài toán trách nhiệm của Nhà nước phải làm gì để thúc đẩy kinh tế tư nhân. Thủ tướng mong muốn được lắng nghe những ý kiến trên tinh thần nói thẳng, nói thật trách nhiệm vì lợi ích chung của đất nước.
Cho rằng, thời gian gần đây, khối kinh tế tư nhân có những bước phát triển mạnh mẽ, chiếm số lượng gần tuyệt đối trong tổng số lượng khối các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ rõ trong tổng số các doanh nghiệp tư nhân, chỉ một số nhỏ có quy mô tương đối khá, còn lại là các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ.
Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ lắng nghe và tiếp nhận các ý kiến của các tập đoàn, tổng công ty để tháo gỡ những nút thắt, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển. Những ý kiến từ buổi tọa đàm sẽ góp phần giúp Chính phủ hình thành và hoàn thiện các chính sách, định hướng, qua đó tiếp tục tháo gỡ những vấn đề bất cập, rào cản đang đặt ra đối với phát triển doanh nghiệp.
Buổi tọa đàm là cơ sở quan trọng để triển khai hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 nhằm tạo ra một môi trường pháp lý, kinh doanh tốt nhất đưa doanh nghiệp tư nhân phát triển đúng hướng và ngày càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh, đóng góp nhiều hơn nữa vào tỷ trọng GDP của đất nước./.
Điện mừng Quốc khánh nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa  (30/09/2017)
Khai mạc Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất và Lễ hội Thành Tuyên năm 2017  (30/09/2017)
Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Lào trong công tác đào tạo nguồn nhân lực  (29/09/2017)
APEC 2017: Kết thúc Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC năm 2017  (29/09/2017)
Kỳ họp thứ 18 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương  (29/09/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên