Việt Nam cam kết cùng cộng đồng quốc tế chấm dứt nạn buôn người
Trong hai ngày 27 và 28-9, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã tổ chức Hội nghị cấp cao đánh giá chương trình hành động của Đại Hội đồng về chống buôn người.
Hội nghị đã thông qua bằng đồng thuận bản Tuyên bố chính trị về việc thực hiện Chương trình hành động toàn cầu của Liên hợp quốc trong chống buôn người, khẳng định cam kết của các nước thành viên chấm dứt tình trạng buôn bán người, thực hiện chương trình nghị sự về phát triển bền vững 2030 với cách tiếp cận lấy nạn nhân làm trung tâm.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 72, ông Miroslav Lajčák đã nhấn mạnh ý chí chống nạn buôn người phải được thể hiện bằng hành động, Liên hợp quốc cần có trách nhiệm nói lên tiếng nói của các nạn nhân.
Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, hơn 10 triệu người trên thế giới hiện trong tình trạng bị cưỡng bức lao động, bóc lột tình dục, và binh lính trẻ em.
Phát biểu tại Hội nghị, đại diện các nước đều khẳng định buôn người đã trở thành một loại tội ác diễn ra trên quy mô toàn cầu và là hành động vi phạm nhân quyền.
Nhất trí với cách tiếp cận lấy nạn nhân làm trung tâm, các quốc gia nhấn mạnh cần giải quyết các nguyên nhân gốc rễ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đang đẩy con người dễ trở thành nạn nhân buôn người như nghèo đói, thất nghiệp, bất công, xung đột, bất bình đẳng về giới...
Phát biểu thay mặt đoàn Việt Nam, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Nguyễn Phương Nga hoan nghênh việc thông qua Tuyên bố chính trị, nhấn mạnh buôn người là tội ác, vi phạm nhân quyền và phẩm giá của con người, đặt ra thách thức nghiêm trọng đối với hòa bình, an ninh và phát triển.
Việt Nam lên án và kiên quyết chống nạn buôn người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, cũng như các loại tội phạm xuyên quốc gia, thông qua việc thực hiện các chính sách và biện pháp toàn diện nhằm phòng chống, truy tố, xét xử, nghiêm khắc trừng phạt thủ phạm và hỗ trợ nạn nhân.
Đại sứ kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế và khẳng định cam kết của Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Liên hợp quốc và các đối tác thực hiện Tuyên bố chính trị để chấm dứt nạn buôn bán người./.
Những vấn đề đặt ra trong việc đáp ứng nguồn lực cho lĩnh vực truyền thông mới (New Media)  (29/09/2017)
Tạp chí Cộng sản - Tỉnh ủy Bắc Ninh: Ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền giai đoạn 2017 - 2020  (29/09/2017)
Những tấm gương lao động ngành Dầu khí  (29/09/2017)
Bộ Y tế kiểm tra công tác y tế phục vụ Tuần lễ cấp cao APEC 2017  (28/09/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên