40 năm là thành viên Liên hợp quốc: Việt Nam chuyển vị thế về chất
Đó là khẳng định của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhân dịp kỷ niệm 40 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (20-9-1977-20-9-2017).
Ngày 14-01-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức điện đến Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc đề nghị về việc Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, thể hiện sự coi trọng của Việt Nam đối với tổ chức toàn cầu này ngay từ ngày đầu mới giành được độc lập.
Do những yếu tố lịch sử, hơn 30 năm sau, ngày 20-9-1977, Việt Nam mới chính thức trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc, nhưng bằng cuộc đấu tranh giành độc lập, Việt Nam đã đóng góp vào nguyện vọng chung của các nước là mong muốn hòa bình, ổn định, độc lập.
Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, chính cuộc đấu tranh của nhân dân ta đã đóng góp vào việc Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết rất nổi tiếng của Đại hội đồng, Nghị quyết 1514 ngày 14-12-1960 về việc trao trả độc lập cho các nước thuộc địa, dân tộc thuộc địa.
Nghị quyết 1514 tạo ra làn sóng của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới, buộc các nước thực dân đô hộ phải trao trả độc lập cho các thuộc địa, kéo theo đó là sự gia tăng nhanh chóng về số lượng thành viên của Liên hợp quốc trong những năm 1960.
Kể từ khi trở thành thành viên của Liên hợp quốc, Việt Nam bắt đầu nhận được sự trợ giúp, hỗ trợ của Liên hợp quốc thông qua các cơ quan, tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc như Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và các tổ chức khác đã đến Việt Nam, đóng góp vào công cuộc tái thiết Việt Nam bằng những dự án cụ thể, có tác động tích cực, lan tỏa cho đến ngày nay như chương trình chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình kế hoạch hóa gia đình...
Bốn thập kỷ qua, Liên hợp quốc đã hỗ trợ Việt Nam trên 2 tỷ USD, đóng góp tích cực vào việc xây dựng và phát triển đất nước trên các lĩnh vực.
Trong khi đó, Việt Nam cũng đã rất tích cực đóng góp vào việc nâng cao vai trò của Liên hợp quốc thông qua tham gia xây dựng các quy chuẩn, chuẩn mực của luật pháp quốc tế, từ các lĩnh vực giải trừ quân bị cho đến các vấn đề kinh tế-xã hội hay tham gia vào các định hướng của Liên hợp quốc như các Mục tiêu thiên niên kỷ, Mục tiêu phát triển bền vững.
Việc Việt Nam thực hiện thành công các Mục tiêu thiên niên kỷ cũng là đóng góp cho những mục tiêu chung của Liên hợp quốc, đồng thời cho thấy Liên hợp quốc đặt ra các mục tiêu và các nước có thể thực hiện được như trường hợp của Việt Nam.
Đặc biệt, trong quan hệ hợp tác với Liên hợp quốc, vị thế của Việt Nam cũng đã thay đổi. Việt Nam đã từng bước chuyển từ việc tham dự các hội nghị đến việc tham gia một cách tích cực, chủ động vào các cơ chế của Liên hợp quốc.
Việt Nam đã ứng cử vào các cơ quan từ thấp đến cao, các cơ chế của Liên hợp quốc, từ các ủy ban như Ủy ban Phát triển xã hội, Ủy ban về chống phân biệt chủng tộc, Ủy ban về quyền bình đẳng của phụ nữ cho đến Hội đồng Nhân quyền, Hội đồng Kinh tế-Xã hội và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định: “Trong 40 năm qua, chúng ta đã chuyển từ nước nhận sự trợ giúp sang đối tác hợp tác với Liên hợp quốc và tham gia đóng góp xây dựng Liên hợp quốc để Liên hợp quốc trở thành tổ chức toàn cầu có trách nhiệm đối với thế giới, đối với các khu vực, từ vấn đề lĩnh vực hòa bình, an ninh cho đến phát triển kinh tế-xã hội”./.
Phản ứng của Việt Nam trước việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo qua không phận Nhật Bản  (17/09/2017)
Tiếp tục các hoạt động khắc phục hậu quả bão số 10  (17/09/2017)
Định hướng phát triển châu Âu của Chủ tịch EC J. Juncker  (17/09/2017)
Các hoạt động của Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng tại Đại hội đồng AIPA 38  (16/09/2017)
Đảng Cộng sản Việt Nam và Brazil tăng hợp tác song phương  (16/09/2017)
ASEAN tăng cường quan hệ hợp tác với Liên hợp quốc và Thụy Sĩ  (16/09/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên