Thị trường ASEAN: Cơ hội rộng mở đối với Hà Lan và Liên minh châu Âu
TCCSĐT - Ngày 14-9-2017, tại thành phố La Hay (Hà Lan), diễn ra Diễn đàn Doanh nghiệp ASEAN lần thứ nhất. Đây là hoạt động do Ủy ban ASEAN tại thành phố La Hay tổ chức trong chuỗi sự kiện Kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN.
Tham dự Diễn đàn có ông Maarten Camps, Trợ lý Bộ trưởng Kinh tế Hà Lan; ông Hans de Boer, Chủ tịch Liên đoàn công nghiệp và người sử dụng lao động Hà Lan, cùng khoảng 100 doanh nghiệp, nhà đầu tư, học giả Hà Lan; các Đại sứ, cán bộ, nhân viên các đại sứ quán của 5 nước ASEAN tại Hà Lan, đại diện các sứ quán ASEAN tại Bỉ kiêm nhiệm Hà Lan.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Dato’ Ahmad Nazri Yusof, Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại thành phố La Hay, Đại sứ Malaysia tại Hà Lan nhấn mạnh, Diễn đàn lần này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Hà Lan hiểu rõ hơn về khu vực ASEAN và thiết lập thêm quan hệ kinh doanh mới với các nước thành viên. Để các đại biểu có thêm thông tin, ông Yusof đã dành nhiều thời gian giới thiệu về Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và những thành tựu phát triển của ASEAN trong 50 năm qua.
Ông Ahmad Nazri Yusof nêu rõ, ASEAN với 10 quốc gia thành viên đạt tăng trưởng kinh tế nội khối trung bình 5,2% trong giai đoạn 2007 - 2015. Với việc thành lập AEC vào năm 2015, ASEAN hiện là nền kinh tế mở, có nhiều nguồn tài nguyên, sản phẩm xuất khẩu, thị trường lao động có trình độ, sức tiêu dùng cao và quan hệ đối ngoại rộng mở. Dự báo tới năm 2030, ASEAN sẽ là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới. AEC cũng sẽ đạt đến mức độ hội nhập cao vào năm 2025, trở thành một thị trường duy nhất. Đó là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư, kinh doanh Hà Lan cũng như châu Âu. Trong năm 2016, thương mại ASEAN - Hà Lan đạt mức 31 tỷ ơ-rô và cả hai bên đang tích cực thâm nhập thị trường của nhau. Còn EU hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ tư của ASEAN với giá trị giao thương hai chiều đạt 200 tỷ USD. EU là nhà đầu tư lớn thứ hai của ASEAN với giá trị đạt 121 tỷ USD (năm 2015). Ông Ahmad Nazri Yusof tin tưởng rằng, tăng cường quan hệ với ASEAN sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho Hà Lan và EU…
Tại Diễn đàn, ông Maarten Camps, Trợ lý Bộ trưởng Kinh tế Hà Lan và ông Hans de Boer, Chủ tịch Liên đoàn công nghiệp và người sử dụng lao động Hà Lan chia sẻ quan điểm chung của Chính phủ Hà Lan với ASEAN; đồng thời nhấn mạnh, ở châu Á, ASEAN là một trong những nền kinh tế tầm trung của thế giới sau Trung Quốc và tương đương Ấn Độ, đang phát triển năng động cả về kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục. Hà Lan đánh giá ASEAN là thị trường hấp dẫn và xét trên những thế mạnh hiện có, Hà Lan có thể khai thác hơn nữa cơ hội hợp tác kinh tế về nông nghiệp, hậu cần, công nghệ cao và giáo dục - đào tạo với các nước ASEAN trong thời gian tới.
Năm diễn giả của Indonesia, Malaysia, Philippin, Thái Lan và Việt Nam đã cung cấp thêm dữ liệu tổng thể và chi tiết về AEC, đồng thời giới thiệu thêm về nền kinh tế mỗi nước. Ông Nguyễn Sơn, Phó Vụ trưởng, Văn phòng Ủy ban Quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế (Bộ Công Thương) phát biểu nêu bật lợi thế cạnh tranh của Việt Nam từ nguồn nhân lực, sức tiêu dùng, ưu đãi đầu tư, các chính sách hội nhập quốc tế đặc biệt là từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và các lợi ích của AEC đối với các nhà đầu tư. Trong đó, với vị trí địa lý thuận lợi, cửa ngõ ASEAN, Việt Nam là một mắt xích trong chuỗi dây chuyền sản xuất của ASEAN, từ Việt Nam hàng hóa có thể thâm nhập vào thị trường ASEAN.
Sau phần trình bày của các diễn giả, các đại biểu tham dự Diễn đàn nêu nhiều câu hỏi về lợi ích của AEC với tư cách là một thị trường thống nhất và cơ sở sản xuất chung, mong muốn có được thêm thông tin về ASEAN hơn nữa. Tại phiên trao đổi tự do, nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận các đại sứ ASEAN để cập nhật thêm thông tin về từng nước.
Diễn đàn Doanh nghiệp ASEAN là một trong các hoạt động ngoại giao kinh tế trong năm 2017 của Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan nhằm đưa quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Hà Lan đi vào chiều sâu và đem lại lợi ích thiết thực./.
Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ  (15/09/2017)
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương tiếp Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện châu Âu  (15/09/2017)
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa APEC lần thứ 24  (15/09/2017)
Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV: Khiếu nại, tố cáo giảm nhưng diễn biến phức tạp  (15/09/2017)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên