Đề nghị Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường
20:55, ngày 13-09-2017
Trong các ngày 10 đến 13-9, Đoàn Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân dẫn đầu đã thăm và làm việc tại Mỹ.
Trong thời gian ở thăm, đoàn đã có các cuộc gặp và làm việc với đại diện nhóm bạn bè cánh tả tại Mỹ, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Mỹ, Chủ tịch Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, Chủ tịch Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Hội đồng An ninh quốc gia, trao đổi với một số học giả về quan hệ Việt Nam - Mỹ, tình hình khu vực và thế giới.
Trao đổi với các đối tác tại Mỹ, đoàn khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với Mỹ trên cơ sở tôn trọng và phát huy khuôn khổ quan hệ hai nước được xác lập từ các chuyến thăm cấp cao thời gian gần đây; tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin để đưa quan hệ song phương phát triển ổn định, thực chất, bền vững hướng tới tương lai, đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới.
Đoàn đã trao đổi sâu rộng các biện pháp thúc đẩy quan hệ hai nước, nhấn mạnh tăng cường trao đổi, tiếp xúc cấp cao và các cấp, trong đó có kênh Đảng, hoan nghênh Tổng thống Donald Trump thăm Việt Nam nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tháng 11 tới; củng cố và phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác đã có; đẩy mạnh hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư làm nền tảng và động lực cho quan hệ song phương; thúc đẩy hợp tác về quốc phòng, an ninh; tiếp tục ưu tiên khắc phục hậu quả chiến tranh và nhân đạo; hợp tác sâu rộng, thực chất hơn nữa tại các cơ chế, diễn đàn khu vực và đa phương như APEC, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Chương trình Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS)..., đồng thời làm tốt vai trò cầu nối cho nhau vào khu vực Đông Nam Á và Bắc Mỹ.
Việt Nam cũng đề nghị Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường; mở cửa hơn nữa cho hàng hóa nông nghiệp của Việt Nam; giảm thiểu các rào cản thương mại...
Lãnh đạo chính quyền, Quốc hội Mỹ và bạn bè cánh tả bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tích cực quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ trong thời gian qua; tán thành các biện pháp thúc đẩy quan hệ hai nước, bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác toàn diện với Việt Nam, sẵn sàng phối hợp với Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC vào cuối năm nay.
Phía Mỹ nhấn mạnh tiếp tục coi trọng vị trí và vai trò của Việt Nam và ASEAN, coi Việt Nam là một đối tác quan trọng trong khu vực; khẳng định tăng cường quan hệ và nỗ lực thúc đẩy triển khai các thỏa thuận với Việt Nam.
Mỹ nhấn mạnh ưu tiên về hợp tác kinh tế, thương mại, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, hợp tác quốc phòng, khắc phục hậu quả chiến tranh; nỗ lực thúc đẩy hợp tác thương mại song phương và đa phương trong những khuôn khổ mới phù hợp.
Trong các buổi tiếp xúc, hai bên đã trao đổi về một số vấn đề khu vực đang được quốc tế quan tâm hiện nay như Biển Đông hay căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên.
Phía Mỹ nhất trí cho rằng cần thúc đẩy giải quyết các điểm nóng trong khu vực bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, bảo đảm hòa bình, tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông, giải trừ nguy cơ leo thang xung đột và tiến tới phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên./.
Trao đổi với các đối tác tại Mỹ, đoàn khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với Mỹ trên cơ sở tôn trọng và phát huy khuôn khổ quan hệ hai nước được xác lập từ các chuyến thăm cấp cao thời gian gần đây; tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin để đưa quan hệ song phương phát triển ổn định, thực chất, bền vững hướng tới tương lai, đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới.
Đoàn đã trao đổi sâu rộng các biện pháp thúc đẩy quan hệ hai nước, nhấn mạnh tăng cường trao đổi, tiếp xúc cấp cao và các cấp, trong đó có kênh Đảng, hoan nghênh Tổng thống Donald Trump thăm Việt Nam nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tháng 11 tới; củng cố và phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác đã có; đẩy mạnh hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư làm nền tảng và động lực cho quan hệ song phương; thúc đẩy hợp tác về quốc phòng, an ninh; tiếp tục ưu tiên khắc phục hậu quả chiến tranh và nhân đạo; hợp tác sâu rộng, thực chất hơn nữa tại các cơ chế, diễn đàn khu vực và đa phương như APEC, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Chương trình Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS)..., đồng thời làm tốt vai trò cầu nối cho nhau vào khu vực Đông Nam Á và Bắc Mỹ.
Việt Nam cũng đề nghị Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường; mở cửa hơn nữa cho hàng hóa nông nghiệp của Việt Nam; giảm thiểu các rào cản thương mại...
Lãnh đạo chính quyền, Quốc hội Mỹ và bạn bè cánh tả bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tích cực quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ trong thời gian qua; tán thành các biện pháp thúc đẩy quan hệ hai nước, bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác toàn diện với Việt Nam, sẵn sàng phối hợp với Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC vào cuối năm nay.
Phía Mỹ nhấn mạnh tiếp tục coi trọng vị trí và vai trò của Việt Nam và ASEAN, coi Việt Nam là một đối tác quan trọng trong khu vực; khẳng định tăng cường quan hệ và nỗ lực thúc đẩy triển khai các thỏa thuận với Việt Nam.
Mỹ nhấn mạnh ưu tiên về hợp tác kinh tế, thương mại, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, hợp tác quốc phòng, khắc phục hậu quả chiến tranh; nỗ lực thúc đẩy hợp tác thương mại song phương và đa phương trong những khuôn khổ mới phù hợp.
Trong các buổi tiếp xúc, hai bên đã trao đổi về một số vấn đề khu vực đang được quốc tế quan tâm hiện nay như Biển Đông hay căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên.
Phía Mỹ nhất trí cho rằng cần thúc đẩy giải quyết các điểm nóng trong khu vực bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, bảo đảm hòa bình, tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông, giải trừ nguy cơ leo thang xung đột và tiến tới phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên./.
Việt Nam - Azerbaijan phấn đấu đưa kim ngạch thương mại lên 1 tỷ USD  (13/09/2017)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 04 đến 10-9-2017)  (13/09/2017)
Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống báo chí đáp ứng yêu cầu phát triển, bảo đảm thiết thực, hiệu quả  (13/09/2017)
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham dự Diễn đàn Kinh tế Phương Đông 2017  (13/09/2017)
Petrovietnam tiếp nhận Tài sản và Hoạt động dầu khí các Lô 01&02  (13/09/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên