Tổng Bí thư: Tin tưởng chuyển biến mới thương mại Việt Nam - Indonesia
22:31, ngày 23-08-2017
Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Indonesia, tối 23-8, tại thủ đô Jakarta, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dự chiêu đãi của Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia.
Tại đây, phát biểu trước đông đảo các doanh nghiệp, tập đoàn của Indonesia, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã xây dựng được nền tảng quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội; trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, kinh tế tăng trưởng khá, chính trị-xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường, quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Việt Nam hiện nay là một quốc gia ổn định, có nền kinh tế phát triển khá nhanh, môi trường đầu tư kinh doanh không ngừng được cải thiện, ngày càng thông thoáng, hấp dẫn hơn và còn nhiều cơ hội đầu tư cũng như tiềm năng phát triển rất lớn. Thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam phấn đấu trong 5 năm tới đạt mức tăng trưởng bình quân từ 6,5% đến 6,7%/năm; đến năm 2020 GDP bình quân đầu người đạt 3.200-3.500 USD.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, là nước đang phát triển, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam rất coi trọng sự hợp tác, giúp đỡ, những kinh nghiệm và nguồn lực từ bên ngoài; chú trọng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); mong muốn các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Indonesia vào Việt Nam hợp tác làm ăn. Việt Nam đang nỗ lực xóa bỏ các rào cản bất hợp lý, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi về môi trường pháp lý và hạ tầng cơ sở cho đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài.
Tổng Bí thư nêu rõ Indonesia hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4, nhà đầu tư lớn thứ 5 trong ASEAN vào Việt Nam, trong đó có nhiều dự án đang phát huy hiệu quả tốt. Việt Nam đánh giá cao năng lực của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp Indonesia và tin tưởng vào triển vọng tốt đẹp của sự hợp tác đầu tư giữa hai nước. Việt Nam luôn hoan nghênh, chào đón các nhà đầu tư, các doanh nghiệp Indonesia vào Việt Nam hợp tác đầu tư.
Tổng Bí thư đánh giá cao kết quả của kỳ họp thứ 7 Ủy ban hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật hai nước vừa qua, tin tưởng rằng kết quả kỳ họp sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác hiệu quả giữa hai nước. Nền tảng quan hệ hiện nay và tiềm năng hợp tác cho phép chúng ta tin tưởng, kỳ vọng vào những chuyển biến mới trong hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước.
Tổng Bí thư chúc các doanh nghiệp gặt hái nhiều thành quả trong lĩnh vực kinh doanh và mong muốn các doanh nghiệp hai nước phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, góp phần tích cực vào việc củng cố, tăng cường tình hữu nghị giữa Việt Nam và Indonesia, tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược giữa hai nước.
Bộ trưởng Bộ Phát triển Làng, Vùng kém phát triển và Di cư Indonesia Marwan Jafar cho biết Indonesia và Việt Nam là những nước phát triển mạnh trên thế giới về một số sản phẩm nông nghiệp và chế biến như trồng và sản xuất cao su. Sự hợp tác, liên kết sẽ giúp hai bên cùng phát triển hơn nữa. Sự trao đổi giữa hai Bộ trong chuyến thăm này sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ nền sản xuất nông nghiệp của hai nước. Hiện nay giá trị đầu tư giữa hai nước đã đạt 6 tỷ USD, để hướng tới mục tiêu 10 tỷ trong thời gian tới, hai bên cần thành lập nhóm đặc trách.
Chủ tịch Tập đoàn Ciputra, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Indonesia, ông Budiarsa Sastrawinata bày tỏ mong muốn kêu gọi và tạo điều kiện tối đa nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước và mời các nhà đầu tư Việt Nam vào Indonesia làm ăn. Chủ tịch Hội cam kết Hội sẽ là cầu nối để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Indonesia và Việt Nam, tăng cường giao lưu nhân dân và kết nối các doanh nghiệp của hai bên./.
Việt Nam hiện nay là một quốc gia ổn định, có nền kinh tế phát triển khá nhanh, môi trường đầu tư kinh doanh không ngừng được cải thiện, ngày càng thông thoáng, hấp dẫn hơn và còn nhiều cơ hội đầu tư cũng như tiềm năng phát triển rất lớn. Thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam phấn đấu trong 5 năm tới đạt mức tăng trưởng bình quân từ 6,5% đến 6,7%/năm; đến năm 2020 GDP bình quân đầu người đạt 3.200-3.500 USD.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, là nước đang phát triển, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam rất coi trọng sự hợp tác, giúp đỡ, những kinh nghiệm và nguồn lực từ bên ngoài; chú trọng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); mong muốn các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Indonesia vào Việt Nam hợp tác làm ăn. Việt Nam đang nỗ lực xóa bỏ các rào cản bất hợp lý, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi về môi trường pháp lý và hạ tầng cơ sở cho đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài.
Tổng Bí thư nêu rõ Indonesia hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4, nhà đầu tư lớn thứ 5 trong ASEAN vào Việt Nam, trong đó có nhiều dự án đang phát huy hiệu quả tốt. Việt Nam đánh giá cao năng lực của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp Indonesia và tin tưởng vào triển vọng tốt đẹp của sự hợp tác đầu tư giữa hai nước. Việt Nam luôn hoan nghênh, chào đón các nhà đầu tư, các doanh nghiệp Indonesia vào Việt Nam hợp tác đầu tư.
Tổng Bí thư đánh giá cao kết quả của kỳ họp thứ 7 Ủy ban hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật hai nước vừa qua, tin tưởng rằng kết quả kỳ họp sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác hiệu quả giữa hai nước. Nền tảng quan hệ hiện nay và tiềm năng hợp tác cho phép chúng ta tin tưởng, kỳ vọng vào những chuyển biến mới trong hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước.
Tổng Bí thư chúc các doanh nghiệp gặt hái nhiều thành quả trong lĩnh vực kinh doanh và mong muốn các doanh nghiệp hai nước phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, góp phần tích cực vào việc củng cố, tăng cường tình hữu nghị giữa Việt Nam và Indonesia, tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược giữa hai nước.
Bộ trưởng Bộ Phát triển Làng, Vùng kém phát triển và Di cư Indonesia Marwan Jafar cho biết Indonesia và Việt Nam là những nước phát triển mạnh trên thế giới về một số sản phẩm nông nghiệp và chế biến như trồng và sản xuất cao su. Sự hợp tác, liên kết sẽ giúp hai bên cùng phát triển hơn nữa. Sự trao đổi giữa hai Bộ trong chuyến thăm này sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ nền sản xuất nông nghiệp của hai nước. Hiện nay giá trị đầu tư giữa hai nước đã đạt 6 tỷ USD, để hướng tới mục tiêu 10 tỷ trong thời gian tới, hai bên cần thành lập nhóm đặc trách.
Chủ tịch Tập đoàn Ciputra, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Indonesia, ông Budiarsa Sastrawinata bày tỏ mong muốn kêu gọi và tạo điều kiện tối đa nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước và mời các nhà đầu tư Việt Nam vào Indonesia làm ăn. Chủ tịch Hội cam kết Hội sẽ là cầu nối để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Indonesia và Việt Nam, tăng cường giao lưu nhân dân và kết nối các doanh nghiệp của hai bên./.
Phê duyệt điều chỉnh đơn vị hành chính tỉnh Quảng Nam lên loại I  (23/08/2017)
Tổng Bí thư tiếp đoàn đại biểu Hội Hữu nghị Indonesia - Việt Nam  (23/08/2017)
Tổng Bí thư thăm Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Indonesia  (23/08/2017)
Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ hướng tới kim ngạch thương mại 4 tỷ USD  (23/08/2017)
Toàn văn bài nói chuyện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại CSIS  (23/08/2017)
Thủ tướng: Xây dựng khu vực phòng thủ là chiến lược quan trọng  (23/08/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên