Khai mạc Phiên họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV
Sáng 11-7, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã khai mạc Phiên họp thứ 12.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, Phiên họp thứ 12 diễn ra trong 1,5 ngày.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng kết Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XIV; thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung, gồm việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XIV vào tháng 10 tới; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực tín ngưỡng; việc phê duyệt Nghị định thư 7 về hệ thống quá cảnh hải quan thuộc Hiệp định khung ASEAN để tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh tại Việt Nam; việc điều chỉnh đối tượng sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ dự phòng giai đoạn 2012 - 2015 của Chương trình kiên cố hóa trường lớp học; chế độ đối với công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Viện Nghiên cứu lập pháp.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, để bảo đảm tính ổn định và tạo thuận lợi cho việc tham dự và phục vụ các phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất từ phiên họp này sẽ cố định thời gian khai mạc phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày mùng 10 hằng tháng, trừ trường hợp trùng vào ngày nghỉ thì phiên họp sẽ lùi lại 1 - 2 ngày hoặc thời gian diễn ra Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, hay có những việc đột xuất, phát sinh quan trọng của đất nước, thì sẽ điều chỉnh theo tình hình thực tế.
“Về cơ bản là cố định khai mạc phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày mùng 10 hằng tháng để Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban, Trưởng các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cán bộ phục vụ biết được để chuẩn bị phiên họp được chu đáo và không bị động về mặt thời gian”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu.
Đồng thời, nội dung được bố trí trải đều các phiên họp để bảo đảm mỗi phiên họp không quá 7 ngày, tránh những phiên họp như trước đây diễn ra tới 2 tuần.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan hữu quan tham dự các phiên họp đầy đủ, nghiên cứu kỹ tài liệu, góp phần xem xét, quyết định hiệu quả các nội dung, báo cáo tại phiên họp./.
Việt Nam tăng cường quảng bá các địa phương tại Hoa Kỳ  (11/07/2017)
Tập đoàn Hà Lan muốn tham gia cổ phần hóa doanh nghiệp Việt Nam  (11/07/2017)
Đại tướng Ngô Xuân Lịch tiếp Chủ tịch danh dự Quỹ hòa bình Sasakawa  (11/07/2017)
Tuyên bố chung giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Hà Lan  (11/07/2017)
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte muốn hợp tác sâu sắc hơn với Việt Nam  (11/07/2017)
Quảng Ninh: Thông qua Nghị quyết thành lập thôn Đảo Trần  (11/07/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên