Thủ tướng thăm trường đại học tốt nhất Hà Lan
Sáng 10-7, giờ địa phương (tức chiều 10-7, giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm Đại học Wageningen và Trung tâm Nghiên cứu (WUR), được một số tổ chức quốc tế xếp hạng là đại học tốt nhất Hà Lan, là đại học đứng đầu thế giới về nông lâm nghiệp, và nói chuyện với các sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam đang theo học tại đây.
Thủ tướng mong các em sinh viên nỗ lực học tập, nghiên cứu để có kiến thức về xây dựng quê hương đất nước vì Việt Nam đang chịu tác động của biến đổi khí hậu, lại là nước sản xuất nông nghiệp có nhiều vấn đề đang đặt ra.
“Năng lực của các em còn rất lớn, ước mơ của các em rất nhiều. Rất mong các em tâm huyết, có kiến thức tốt để sau này phục vụ cho đất nước”, Thủ tướng nhắn nhủ.
Thủ tướng đặt câu hỏi tại sao Hà Lan chỉ có 17 triệu dân, diện tích nhỏ, chịu ảnh hưởng lớn về biến đổi khí hậu nhưng giá trị xuất khẩu nông sản lại gấp 3 lần Việt Nam, đạt 94 tỷ USD, trong khi Việt Nam chỉ đạt 33 tỷ USD? Theo Thủ tướng, thành tựu mà Hà Lan đạt được bắt nguồn từ việc áp dụng khoa học kỹ thuật.
“Chúng ta phải đi từ khoa học công nghệ, ứng dụng vào đời sống từ quản lý, sản xuất... Những đề tài các sinh viên nghiên cứu rất thiết thực, mong các em sẽ tiếp tục nỗ lực trở về đóng góp cho đất nước”, Thủ tướng nói.
Chia sẻ với Ban Giám hiệu Đại học Wageningen, Thủ tướng cho hay, Việt Nam rất cần phát triển nông nghiệp công nghệ cao, an toàn cho người dân. Thủ tướng tán thành với quan điểm của lãnh đạo trường về phương hướng hợp tác với Việt Nam.
Thay mặt lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng chúc mừng những thành tựu của trường, cảm ơn trường đã giúp đỡ, hợp tác trong việc đào tạo nhân lực cho Việt Nam. Hiện trường đã hợp tác với Việt Nam đào tạo gần 200 kỹ sư, tiến sĩ chuyên ngành cho Việt Nam.
Vấn đề ở đây là trường cần đào tạo cho Việt Nam những người có đủ kiến thức chuyên ngành. Hai đất nước cũng có nhiều điều kiện, Việt Nam cần học tập Hà Lan để phát triển nền nông nghiệp hữu cơ. Muốn vậy trước hết phải làm tốt công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ. Chính vì vậy, Việt Nam trân trọng những đóng góp của phía Hà Lan trong những năm qua.
Vui mừng vì Hà Lan luôn đồng hành cùng Việt Nam trong công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, Thủ tướng mong muốn Chính phủ Hà Lan sẽ huy động những nhà khoa học, trường đại học vào sự hợp tác này.
Thủ tướng cũng đề nghị WUR cùng các trường đại học Việt Nam thành lập một số trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là chăn nuôi, rau quả. Hỗ trợ Việt Nam phát triển chuỗi chăn nuôi gia súc, gia cầm, kiểm soát dịch bệnh, chế biến thức ăn, giết mổ, xử lý chất thải...
Cùng ngày, Thủ tướng đã tới tham quan Viện Nghiên cứu An toàn thực phẩm RIKILT.
WUR nằm trong danh sách 150 đại học tốt nhất thế giới và đứng thứ 36 thế giới trong ngành khoa học đời sống và nông nghiệp năm 2016 (Tổ chức Xếp hạng Thượng Hải). Trên bình diện quốc gia, WUR là đại học tốt nhất Hà Lan trong vòng 11 năm liên tục (Tổ chức Keuzegids); là đại học bền vững nhất Hà Lan năm 2015 (Tổ chức Morgen).
WUR có khoảng 6.500 cán bộ, nhân viên và thu hút 10.000 sinh viên từ hơn 100 quốc gia, là thành viên của mạng lưới Đại học Khoa học Đời sống Euroleague, là đại học Hà Lan đầu tiên được phép áp dụng tiêu chuẩn ECTS (tiêu chuẩn của Ủy ban châu Âu về chương trình giảng dạy chất lượng).
WUR hợp tác với các đối tác Việt Nam trên 2 mảng là hàn lâm và ứng dụng (hợp đồng/dự án); hợp tác nhiều năm với Đại học Cần Thơ, Học viện Nông nghiệp Hà Nội, Huế và một số trường, viện khác.
Trước mắt, WUR đang triển khai một số dự án mới liên quan đến nhân giống và gene trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, và một dự án nông nghiệp canh tác thông minh, độ chính xác cao./.
Canada tiếp tục duy trì Việt Nam trong các nước ưu tiên nhận viện trợ  (10/07/2017)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 03 đến 09-7-2017)  (10/07/2017)
“Chạy”... nhiệm vụ  (10/07/2017)
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đẩy mạnh xử lý các dự án chưa hiệu quả  (10/07/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên