Khai mạc Hội nghị Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 10, khóa X
TCCSĐT - Sáng 27-6, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa X đã tổ chức khai mạc Hội nghị lần thứ 10. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị.
Theo Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghị lần này tập trung thảo luận, cho ý kiến thông qua các nội dung tờ trình về báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2017; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020; Báo cáo sơ kết 5 năm Chương tình hành động số 27 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 13 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trên địa bàn Thành phố; Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình hành động số 35 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 17 của Hội nghị Trung ương 5 khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước trên địa bàn Thành phố.
Hội nghị cũng nghe tờ trình của Ban Thường vụ Thành ủy về Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 12 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với đánh giá tiến độ triển khai Kế hoạch số 76 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, với quyết tâm cao của hệ thống chính trị, sự nỗ lực vượt khó của doanh nghiệp và sự chung sức của các tầng lớp nhân dân, Thành phố đã đạt được kết quả quan trọng trên các lĩnh vực trong 6 tháng đầu năm 2017.
Cụ thể như kinh tế Thành phố tiếp tục tăng trưởng, cao hơn so với cùng kỳ năm 2016. Tổng sản phẩm nội địa (GRDP) tăng 7,76% so với cùng kỳ; thu ngân sách Nhà nước đạt 49,78% theo dự toán, tăng 17,53% so với cùng kỳ năm 2016. Kế hoạch phát triển 500.000 doanh nghiệp đến năm 2020 bước đầu phát huy hiệu quả, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho hơn 18.679 doanh nghiệp thành lập mới (tăng 10,9%) và 552 hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp.
Công tác quản lý đô thị có chuyển biến tích cực, chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý trật tự đô thị, lòng đường, vỉa hè trên địa bàn đạt được kết quả bước đầu, tạo được sự đồng thuận của nhân dân; nhiều công trình hạ tầng được khởi công, hoàn thành đưa vào sử dụng nhằm phát triển kết cấu hạ tầng, giảm ùn tắc giao thông, giảm ngập nước. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Về khó khăn, thách thức của 6 tháng đầu năm, theo đồng chí Tất Thành Cang, mặc dù đã được quan tâm giải quyết một phần nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần phải tập trung khắc phục trong thời gian tới. Cụ thể, môi trường kinh doanh, sức cạnh tranh của nền kinh tế tuy có cải thiện nhưng chưa đạt yêu cầu. Phát triển công nghiệp hỗ trợ còn chậm. Tiến độ triển khai một số dự án còn chậm do thiếu vốn và vướng mắc bồi thường giải phóng mặt bằng. Các vấn đề về ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường còn diễn biến phức tạp.
Về các nội dung trong chương trình hội nghị, đồng chí Tất Thành Cang đề nghị hội nghị tập trung nghiên cứu, cho nhiều ý kiến đóng góp tạo sự thống nhất cao về những nhận định, đánh giá, phân tích sâu những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan trong triển khai thực hiện các nội dung.
Cụ thể, về đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, Hội nghị tập trung thảo luận các giải pháp tạo nguồn vốn đầu tư, cơ chế chính sách để huy động nguồn lực cho đầu tư công; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của đầu tư công; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để tạo môi trường đầu tư thuận lợi, an toàn và hiệu quả.
Về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ trên địa bàn Thành phố, thời gian qua, Thành phố đã huy động mọi nguồn lực, tập trung xây dựng tạo bước đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, đặc biệt là các công trình thực hiện các chương trình đột phá của Thành phố, nhằm giải quyết cơ bản ùn tắc giao thông, giảm ngập nước, giảm ô nhiễm môi trường, tập trung nguồn lực vào 5 lĩnh vực trọng tâm gồm hạ tầng giao thông, đô thị, thủy lợi giảm ngập nước và ứng phó với biến đổi khí hậu, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ. Phát triển Thành phố nhanh và bền vững với chất lượng và tốc độ cao hơn mức bình quân cả nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, theo Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn những tồn tại, hạn chế, như tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp. Việc đầu tư để kết nối giữa các phương thức vận tải, phát huy hiệu quả của toàn bộ hệ thống hạ tầng giao thông chưa cao; sự tăng trưởng nhanh của ngành hàng không, cảng biển và đặc biệt là Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã quá tải gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng đến an ninh, an toàn hàng không. Tiến độ xây dựng các tuyến đường sắt đô thị chưa đạt yêu cầu, công tác lập quy hoạch đô thị của Thành phố chưa tính toán kỹ về nguồn lực, tổ chức thực hiện. Các dự án chỉnh trang đô thị, di dời nhà trên và ven kênh rạch còn diễn ra rất chậm.
Về thực hiện cải cách hành chính, sau 10 năm việc triển khai những nhiệm vụ trọng tâm về cải cách hành chính đã đạt được những kết quả nhất định, có tiến bộ đáng kể về thể chế và thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức, tài chính công, hiện đại hóa nền hành chính, tiếp tục mở rộng cơ chế một cửa và một cửa liên thông. Tuy nhiên, sự quan tâm lãnh đạo của một số cấp ủy đối với công tác cải cách hành chính chưa quyết liệt, một số cán bộ còn có biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực làm ảnh hưởng đến công tác cải cách hành chính của Thành phố.
Về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, đồng chí Tất Thành Cang cho biết, các cấp ủy, tổ chức Đảng từ Thành ủy đến cơ sở đã triển khai thực hiện đạt được những kết quả quan trọng, đa số thể hiện vai trò gương mẫu, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các giải pháp khắc phục, sửa chữa hạn chế, khuyết điểm đã kết luận sau khi kiểm điểm. Tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm tại địa phương, cơ quan, đơn vị, quan tâm chăm lo phục vụ nhân dân, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng Đảng; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ, sự đồng thuận trong xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.
Đánh giá về các mặt còn hạn chế, tồn tại, đồng chí Tất Thành Cang cho rằng, một số cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa tập trung, quyết liệt giải quyết các vấn đề bức xúc của địa phương, đơn vị, phát sinh một số vấn đề tiêu cực phải xử lý kỷ luật. Sự chuyển biến về hành động của một bộ phận cán bộ, đảng viên sau kiểm điểm, phê bình, tự phê bình chưa đáp ứng yêu cầu./.
Việt Nam - Lào chia sẻ kinh nghiệm phân cấp quản lý ngân sách nhà nước  (27/06/2017)
Nhiều tỉnh khó bố trí công tác cho đội viên Dự án 600 Phó Chủ tịch xã  (27/06/2017)
Chủ tịch nước gặp gỡ đại diện cộng đồng Việt Nam tại Belarus  (27/06/2017)
Tăng cường hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và đảng Lao động Mexico  (27/06/2017)
Tổng thống Belarus đón, hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang  (27/06/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên